Tại sao một cây cầu lại nhiều gầm cầu?

Các cầu bắc qua sông được chống đỡ bằng trụ cầu, chiều dài của gầm cầu giữa các trụ cầu gọi là "khẩu độ" của cầu. Rõ ràng là, khẩu độ càng lớn, thì mặt cầu chịu tải càng nhiều, "cường độ" cần thiết cho cầu cũng càng cao. Cường độ của cầu phụ thuộc vào vật liệu làm cầu và kiểu dáng cấu thành vật liệu, tuy nhiên dù là vật liệu gì hoặc kiểu dáng nào, thì cường độ của cầu đều có một giới hạn nhất định, điều đó quyết định khẩu độ lớn nhất của cầu. Nếu chiều rộng của dòng sông ở dưới cầu vượt quá khẩu độ lớn nhất đó, cũng có nghĩa là vượt quá chiều dài lớn nhất của một gầm cầu, thì cây cầu đó phải có mấy gầm cầu.

Đồng thời, cường độ của trụ cầu cũng là một nhân tố quyết định khẩu độ lớn nhất của cầu, vì phụ tải ở trên cầu tăng lên đi đôi với sự tăng lên của khẩu độ, mà phụ tải tăng lên đó lại do trụ cầu gánh chịu, điều đó đòi hỏi cường độ của trụ cầu cũng phụ thuộc vào vật liệu và kiểu dáng của nó, nhưng nó không có giới hạn độ bền như cầu, vì trụ cầu xây trên nền đất đá, cường độ của nó có thể tăng lên bằng cách tăng chiều rộng (như trụ hình chữ nhật chẳng hạn).

Rõ ràng là những cây cầu bắc qua cùng một dòng sông như nhau, nếu gầm cầu ít, thì khẩu độ của cầu lớn, số trụ cầu sẽ ít, nếu gầm cầu nhiều, thì khẩu độ của cầu sẽ nhỏ và số trụ cầu sẽ nhiều. Nói chung, giá thành của cầu tăng lên theo tỷ lệ bình phương của khẩu độ, còn giá thành của trụ cầu lại tăng lên theo số lượng trụ cầu và thể tích của mỗi trụ cầu. Do đó, số lượng gầm cầu hợp lý nhất của một cây cầu, là làm sao cho giá thành của cả cây cầu bằng giá thành của toàn bộ các trụ cầu.

Còn có một vấn đề đặc biệt nữa, nó là mấu chốt để quyết định có bao nhiêu gầm cầu, đó là trên những dòng sông nước chảy xiết, số lượng trụ cầu càng ít càng tốt.

Ngoài ra, số lượng gầm cầu nhiều hay ít cũng liên quan đến vẻ đẹp của cây cầu. Bởi vì số gầm cầu nhiều hay ít phụ thuộc vào kiểu dáng của cả cây cầu, mà kiểu dáng cây cầu lại phải phối hợp với môi trường chung quanh cầu.

Vì sao động đất lại có sóng thần?

Khi có động đất, nước biển xao động hình thành nên sóng lớn và đổ ào ào vào đất liền, đó chính là sóng thẩn. Khi sóng lớn đổ vào đất liền tuỳ theo...

Làm thế nào tìm con đường ngắn nhất?

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường gặp vấn đề sau đây: Cần tìm con đường ngắn nhất đi từ điểm A đến điểm E như ở hình vẽ. Trên hình vẽ các điểm...

Vì sao gió trên mặt nước mạnh hơn trên đất liền?

Đêm mùa hè oi bức, người ta thường thích hóng mát trên bờ sông, bờ hồ hoặc trên cầu. Đó là vì ở chỗ đó không những nhiệt độ không khí thấp hơn mà gió...

Ếch đẻ trứng có nhất định ở trong nước không?

Mỗi lần, khi đông qua xuân tới, chúng ta đều có thể tìm thấy những hạt trứng đen kết thành từng đám ở các sông, hồ, mương, rãnh. Đó chính là thế hệ mới do những bà mẹ ếch và cóc sinh ra.

Kho dữ liệu là gì?

Nói theo cách thông thường thì kho dữ liệu là cái kho lưu trữ rất nhiều dữ liệu. Nói theo cách khoa học thì kho dữ liệu là tập hợp những con số được...

Vì sao khi nước vào tai thì không nghe rõ?

Khi bơi, nước rất dễ vào tai. Lúc đó, bạn sẽ cảm thấy nghe không rõ những âm thanh chung quanh.

Vì sao có thể lợi dụng các vi khuẩn trong việc sản xuất thực phẩm và hoá chất?

Nói đến vi khuẩn làm nhiều người liên tưởng đến các loại bệnh tật nguy hiểm như: lỵ, thương hàn, tả, dịch hạch… làm người ta hết sức lo sợ. Thực ra...

Có phải 9 hành tinh lớn sắp xếp thành chữ thập sẽ gây ra tai hoạ không?

Như ta đã biết, 9 hành tinh lớn của hệ Mặt Trời mỗi hành tinh có quỹ đạo riêng và quay quanh Mặt Trời với chu kỳ khác nhau. Có lúc Mặt Trời và 9 hành...

Bằng cách nào rắn nuốt con mồi to gấp nhiều lần đầu nó?

Ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, người ta bắt được con rắn cạp nong còn nguyên cả một con dê nhỏ trong bụng. Con rắn chuông có thể nuốt chửng một con trăn...