Tại sao hươu cao cổ không bị chảy máu não?

Trong vương quốc động vật, hươu cao cổ là động vật có thân hình cao nhất, dường như là cao bằng ba người bình thường. Do đầu của nó cao tít phía trên, cách tim rất xa, để đưa được máu lên đầu thì phải tăng huyết áp trong cơ thể, vì vậy huyết áp của hươu cao cổ lên đến 350 mm cột thuỷ ngân, gấp 3 lần huyết áp của người bình thường.

Huyết áp cao như vậy, nếu là ở người hoặc động vật khác chắc chắn sẽ làm cho mạch máu não bị đứt, dẫn đến xuất huyết não, nhưng hươu cao cổ tại sao không bị như vậy nhỉ?

Thì ra, trong cơ thể của hươu cao cổ có một "bộ máy bảo vệ" rất khác biệt. Các nhà khoa học khi giải phẫu não của hươu cao cổ đã phát hiện ra trong não của nó có một nhóm động mạch nhỏ giống như hải miên, hình dáng như lưới, nằm ở phần đáy não, kết cấu đặc biệt này có tác dụng gì vậy nhỉ?

Hoá ra, khi hươu cao cổ ngẩng cao đầu lên, máu do tác dụng của trọng lực bỗng chốc chảy xuống dưới, nhưng khi chảy đến nhóm tiểu động mạch hình lưới này thì tốc độ sẽ giảm chậm đi nhiều, vì vậy sẽ không xảy ra hiện tượng thiếu máu não đột ngột được.

Hươu cao cổ với thân hình cao lớn như vậy khi muốn uống nước, đầu sẽ hạ xuống vị trí thấp hơn so với tim, lúc này, khi tim đập, huyết áp sản sinh ra sẽ đưa một số lượng lớn máu chảy mạnh vào đại não. Nhưng cũng bởi đã có sự bảo vệ của nhóm động mạch nhỏ hình lưới này nên không thể làm cho não đột ngột sản sinh ra huyết áp rất cao được. Các nhà khoa học khi giải thích hiện tượng này nói rằng, khi máu chảy mạnh về hướng não, trước tiên đi vào trong động mạch nhỏ hình lưới, làm cho mạch máu nhỏ của những động mạch này phình lên, có tác dụng làm chậm lại và hạ thấp huyết áp. Điều này cũng giống như dòng nước chảy xiết thông qua nhiều ống nước nhỏ, khi lại từ ống nước nhỏ chảy về ống nước lớn thì áp lực cũng sẽ giảm bớt như vậy.

Tóm lại, hươu cao cổ đã có bộ máy tuần hoàn máu đặc biệt này, thì bất luận là ngẩng đầu lên hay cúi đầu xuống đều sẽ không xuất hiện hiện tượng não thiếu máu hay chảy máu não được.

Rác thải thành phố nên được xử lí như thế nào?

Rác thải thành phố thông thường có thể phân thành hai loại lớn, là rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Sản xuất công nghiệp sản sinh ra một...

Đo nhiệt độ Mặt trời như thế nào?

Từ rất sớm nhà thiên văn Nga Sailasji đã từng làm một thí nghiệm rất lý thú. Ông dùng một thấu kính lõm đường kính 1 m hướng về Mặt Trời, ở tiêu điểm...

Tại sao gọi cây xương rồng Saguaros là “người khổng lồ” của sa mạc

Với chiều cao trung bình 9,1 đến 13,3 mét, có cây cao vọt lên tới 15,5 mét, xương rồng Saguaros nổi bật trên sa mạc hoang vắng với những thân cây cao...

Vì sao con người phải thăm dò Hoả Tinh nhiều lần?

Trong chín hành tinh lớn của hệ Mặt Trời, về nhiều mặt Hoả Tinh rất giống Trái Đất: chu kỳ tự quay của Hoả Tinh là 24,66 giờ, ngày đêm chỉ dài hơn so...

Tại sao có một số đoạn đường lại là đường một chiều?

Khi đi taxi, bạn thường gặp trường hợp thế này: Rõ ràng là có con đường đi thẳng thuận lợi, thế mà người lái xe có khi lại tránh không đi, mà lại đi...

Câu chuyện về khí than và khí hoá lỏng?

Ngày nay ở các thành phố, việc sử dụng khí đốt và khí hoá lỏng ngày càng phổ biến. Đặc điểm chung khi sử dụng loại chất đốt này là tiện lợi, sạch sẽ,...

Có phải kim loại hiếm đều thực sự "hiếm có" không?

Trong "đại gia đình" kim loại có đến 53 kim loại được gọi là kim loại hiếm. Nhưng liệu có phải các kim loại được gọi là hiếm tất cả đều ít có không?...

Vì sao không thể tiếp xúc nhiều với bông amiăng?

Bác sĩ sau khi kiểm tra một thiếu niên 14 tuổi đã rất kinh ngạc thấy rằng: tuy tuổi còn bé nhưng bệnh nhân đã mắc một chứng bệnh rất ít gặp, đó là...

Tại sao chim công biết xoè đuôi?

Tất cả những người từng đến vướn bách thú dạo chơi đều sẽ bị thu hút bởi bộ lông rực rỡ của chim công đực, đặc biệt là khi công đang xoè đuôi.