Vì sao nước giải khát, nước khoáng không thể thay thế cho nước đun sôi để nguội?

Khi dạo phố, ở đâu ta cũng nhìn thấy nước giải khát và nước khoáng. Ngày nay, khi nguồn nước ngày một bị ô nhiễm thì những mặt hàng nước giá cả không đắt này quả thực rất hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Chắc chắn là uống nước khoáng nguyên chất so với nước máy bị ô nhiễm hoặc nước giếng ở nông thôn sẽ yên tâm hơn nhiều. Nhưng cho dù là nước khoáng, nước nguyên chất hoặc nước giải khát, tác dụng của chúng đối với cơ thể đều không thể thay thế được nước thiên nhiên hoặc nước không bị ô nhiễm.

Nước giải khát tuy hợp khẩu vị với nhiều người, có chất dinh dưỡng nhất định, nhưng nói chung đều chứa đường và khá nhiều chất màu. Lượng đường và chất màu nhiều sẽ chuyển hóa thành mỡ, khiến cho cơ thể béo lên hoặc dễ mắc bệnh đái đường. Các chất màu được tách từ trong dầu mỏ hoặc dầu than đá đều tiềm tàng những chất gây ung thư. Ví dụ, nếu uống nước giải khát thay nước trắng, thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Uống nước khoáng lâu dài, cơ thể hấp thu một số nguyên tố vi lượng nào đó quá mức. Căn cứ các tài liệu thống kê thì một người nặng 68 kg, trong cơ thể chứa 5,68 g sắt, 2 g kẽm, 0,11 g đồng và một số vi lượng nhất định các chất khác với hàm lượng ở mức ppm (tức là 1/1 triệu) hoặc ppb (tức là 1/1 tỉ) thậm chí còn ít hơn. Tác dụng của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể rất kì diệu. Nếu không đủ thì sẽ mắc bệnh, nhiều hơn sẽ có hại, nhất thiết không thể thiếu, nhưng không phải cứ nhiều là tốt. Hàm lượng một số nguyên tố vi lượng nào đó trong nước khoáng so với trong nước tự nhiên nhiều hơn nhiều. Uống lâu dài nước khoáng sẽ khiến cho hàm lượng một số nguyên tố nào đó vượt quá nhu cầu của cơ thể, còn nước thuần khiết thì ngược lại với nước khoáng, các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng trong đó thiên về ít đi.

Một miền đất, một con người. Nghiên cứu khoa học cho ta biết, trong quá trình tiến hóa lâu dài của nhân loại, con người đã có mối quan hệ mật thiết với nước tự nhiên. Trong nước tự nhiên có đủ các khoáng chất và nguyên tố vi lượng hòa tan trong đó, hàm lượng của nó đã phù hợp với nhu cầu bình thường của cơ thể. Những nguyên tố vi lượng mà cơ thể đòi hỏi, ngoài thức ăn ra chủ yếu được bổ sung bằng nước uống. Vì vậy nước thiên nhiên có một vị trí không gì có thể thay thế được đối với sức khỏe con người. Điều mà chúng ta cần làm là hãy cải thiện chất lượng nước thiên nhiên, ở nông thôn phải bảo đảm nguồn nước thiên nhiên tốt, khiến cho nó không bị ô nhiễm. Nước máy ở thành phố nên đạt tiêu chuẩn vệ sinh quốc gia cho phép. Ngoài ra, nước cần phải đun sôi mới uống. Uống nhiều nước đun sôi mới đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Từ khoá: Nguyên tố vi lượng; Nước thiên nhiên.

Vì sao miền Nam Trung Quốc lại có nhiều đất đỏ?

Đất đỏ được phân bố tại phía nam sông Trường Giang Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh khu vực nam bộ như Hồ Bắc, miền nam tỉnh An Huy, tỉnh Phúc Kiến,...

Tại sao thỏ thích ăn phân của mình?

Thỏ là một loài động vật ăn cỏ, chủ yếu sống ở thảo nguyên và vùng trồng hoa màu, chúng thích ăn cỏ xanh non và hoa màu, nhưng đôi khi chúng cũng ăn cả phân của chính mình thải ra trong đêm.

Bạn có biết âm thanh trong phim được ghi lại như thế nào không?

Thời kỳ đầu, điện ảnh chỉ có phim đen trắng. Phim sản xuất ra không có tiếng, mà chỉ có chữ hiện lên trong phim. Những người chơi piano phải ngồi trước màn ảnh để phối nhạc.

Mỏ sắt được hình thành như thế nào?

Sắt là từ quặng sắt tinh luyện mà thành. Theo trình độ luyện kim hiện nay, hàm lượng sắt trong quặng sắt tối thiểu phải đạt mức 20 - 30%.

Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?

Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két...

Tàu điện trên không trong thành phố có an toàn?

Tàu điện trên không kiểu "lên trời" là một hệ thống giao thông đường sắt trong thành phố mà đại bộ phận đường ray đặt trên cầu ở trên cao, nó cũng...

Truyền thông số liệu là gì?

Trước khi bàn về truyền thông số liệu (truyền thông dữ liệu), chúng ta hãy nói tới một khái niệm có liên quan, đó là truyền thông tương tự. Ví dụ về...

Ai là người đầu tiên đưa ra yêu cầu bảo vệ môi trường?

Người đầu tiên đưa ra yêu cầu bảo vệ môi trường là nhà nữ sinh vật học người Mỹ Rachel Carson.

Vì sao cấm sử dụng thuốc DDT để trừ sâu bệnh?

Trước hết chúng ta xem cảnh tượng sau: chim bị chết hàng loạt, số ít còn sống sót đang phải nằm trong tổ, nhưng trứng chúng đẻ ra không thể nở thành...