Sâu đậu tằm chui vào trong hạt đậu bằng cách nào?

Sâu đậu tằm là côn trùng gây hại chủ yếu cho đậu tằm. Trong kho lương thực, khi chúng ta bóc vỏ ngoài của một hạt đậu tằm, đôi khi có thể phát hiện ra vô số ấu trùng của sâu đậu tằm, đục nửa hạt đậu thành một hốc tròn nhỏ, còn vỏ của đậu tằm lại vẫn nguyên vẹn không xây xước.

Kì lạ là vỏ của đậu tằm nguyên vẹn không xây xước, vậy thì con sâu đậu tằm này chui vào trong mảnh nửa hạt đậu bằng cách nào?

Đây thực sự là một vấn đề rất thú vị. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần tìm hiểu về quá trình sống của sâu đậu tằm thì vấn đề này cũng rất dễ hiểu.

Vốn là ấu trùng của sâu đậu tằm, khi đậu tằm nở hoa đang bắt đầu hình thành hạt thì nó đã chui vào trong đậu tằm. Chúng ta biết rằng, tháng 4 mỗi năm chính là mùa đậu tằm nở hoa. Lúc này nếu như bạn đến ruộng đậu tằm quan sát kĩ thì sẽ phát hiện côn trùng trưởng thành của sâu đậu tằm bay qua bay lại, ngoài ra còn có từng đôi sâu đậu tằm đực và cái đang giao phối. Sâu đậu tằm đực sau khi giao phối thì bị chết rất nhanh, còn sâu đậu tằm cái "mang bầu" lại từ từ bò vào giữa cánh hoa của đậu tằm, cắm vòi đẻ trứng ở phần đuôi vào chỗ bị nứt của đầu nhuỵ cái, đẻ vào đó 2 ~ 6 trứng.

Trứng của sâu đậu tằm ở trong đầu nhuỵ cái của hoa đậu tằm, sau khoảng một tuần liền nở ra thành ấu trùng, ấu trùng vừa chui ra lập tức men theo đầu của nhuỵ cái di chuyển xuống dưới, chui vào bầu nhuỵ, sau đó lại chui vào noãn. Như vậy, sau khi hoa đậu tằm truyền phấn xong trong hạt mà noãn phát triển thành thì đã mai phục ấu trùng của sâu đậu tằm, sau đó liền cùng với hạt đậu tằm được thu hoạch chui vào trong kho.

Cả thời kì ấu trùng của sâu đậu tằm là khoảng 100 ngày. Trong thời kì này, chúng không ngừng đục nửa hạt đậu một hốc tròn nhỏ.

Do vậy, có thể thấy rằng, sự nguy hại của sâu đậu tằm đối với đậu tằm bắt đầu từ khi đậu tằm giữa ruộng nở hoa, nhưng thời kì nhiều nguy hại lại là sau khi đậu tằm được cất giữ vào trong kho.

Nắm được đặc tính sinh hoạt của sâu đậu tằm, người ta đã tìm ra được một số biện pháp tiêu diệt sâu đậu tằm. Phương pháp thông thường hiệu quả nhất là đựng đậu tằm vào trong rổ, ngâm vào trong nước sôi 30 giây, sau đó lấy ra để vào nước lạnh, rồi lại phơi khô. Phương pháp này đạt hai mục đích là vừa có thể giết chết được ấu trùng lại không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

Vì sao kim loại lại biến thành thủy tinh kim loại?

Ta biết rằng thủy tinh và kim loại là hai loại vật liệu khác nhau. Nhưng ngày xưa đã xuất hiện một trạng thái mới của kim loại đó là trạng thái thủy...

Tại sao máy bay trực thăng lại có thể làm được điều đó?

Máy bay trực thăng cẩn một lực bay để thằng được trọng lực của chính nó thì mời có thể bay vào bẩu trời được. Lực bay của máy bay trực thăng được sinh...

Người câm có nhất định là điếc không?

Người điếc không nhất định là câm, nhưng người câm hầu như đều là điếc. Rất nhiều người tai không nghe thấy người khác nói, nhưng tự mình nói lên lại...

Vì sao mật có sỏi?

Ở bên phải bụng trên của cơ thể có một hệ thống đường mật gồm túi mật và ống mật, trong đó có dịch mật (được sản xuất tại gan, mỗi ngày 50-100 ml)....

Vì sao nói ngủ giường hơi cứng phẳng là tốt?

Con người mất khoảng 1/3 cuộc đời cho việc ngủ; do đó, giường đối với chúng ta rất quan trọng. Có nhiều loại giường: giường phẳng, giường đệm, giường...

Vì sao ngành khí tượng có thể dự báo sản lượng mùa màng?

Sản lượng nông nghiệp của một vùng cao hay thấp chủ yếu là do nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa cũng như các thiên tai thời tiết quyết định. Trong giai...

Tại sao hạt giống tạp giao lại có nhiều ưu thế?

Cách đây khoảng hơn 1500 năm, con người đã bắt đầu lai tạo giữa ngựa cái và lừa đực, kết quả là ngựa cái sinh ra một "bảo bối nhỏ", vừa không phải là...

Tại sao linh ngưu được gọi là "sáu không giống"?

Ở Trung Quốc, có một loài động vật quý hiếm gọi là mi lộc (nai gạc), còn được gọi là "bốn không giống", nhưng loài động vật "sáu không giống" hình như lại chưa nghe thấy bao giờ.

Vì sao thảo nguyên thoái hóa thành sa mạc?

Thảo nguyên là hệ thống sinh thái quan trọng của Trái Đất, là cơ sở quan trọng để chăn nuôi súc vật. Song hiện nay rất nhiều thảo nguyên trên thế giới...