Vì sao khi Trái Đất gần Mặt Trời nhất thì Trung Quốc lại là mùa đông?

Chúng ta đều có kinh nghiệm: khi ta càng gần lò lửa thì cảm thấy nóng và sẽ càng lúc càng nóng, khi xa lò lửa cảm thấy nhiệt lượng ít và càng ngày càng lạnh.

Quỹ đạo Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo hình elip. Cự ly giữa Trái Đất và Mặt Trời luôn luôn biến đổi. Các nhà thiên văn học cho ta biết: hằng năm ngày 3 tháng giêng là ngày Trái Đất gần Mặt Trời nhất, ngày 4 tháng 7 là ngày Trái Đất xa Mặt Trời nhất. Mặt Trời là một khối cầu phát nhiệt. Theo nguyên lý thì càng gần Mặt Trời nhiệt độ càng nóng tức là thời kỳ Trái Đất nóng nhất nên là tháng giêng, lạnh nhất nên là tháng 7. Nhưng trên thực tế tháng giêng là mùa giá rét, còn tháng 7 là mùa hè nóng nực. Vì sao lại thế?

Nguyên là sự nóng lạnh của khí hậu tuy do nguồn nhiệt hấp thụ được từ Mặt Trời nhiều hay ít quyết định, nhưng khi Trái Đất gần Mặt Trời vẫn không phải là nguyên nhân chủ yếu để quyết định nhiệt lượng thu được nhiều hay ít. Bởi vì ngày 3 tháng giêng hàng năm, Trái Đất cách Mặt Trời khoảng 147 triệu km, ngày 4 tháng 7 Trái Đất cách Mặt Trời 152 triệu km, cự ly khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời của hai ngày đó chỉ chênh nhau 2% (khoảng 5 triệu km) cho nên ảnh hưởng của nhiệt lượng mà Trái Đất thu được không chênh nhau lắm.

Nguyên nhân chủ yếu quyết định sự nóng, lạnh của khí hậu trên Trái Đất là độ nghiêng chiếu sáng của ánh nắng Mặt Trời trên mặt đất. Nếu độ nghiêng này càng lớn thì nhiệt lượng một đơn vị diện tích trên mặt đất thu được càng ít. Ánh nắng mùa đông chiếu lên Bắc bán cầu hoàn toàn nghiêng, cộng thêm ngày ngắn đêm dài, cho nên khí hậu giá rét, còn mùa hè ánh nắng chiếu tương đối vuông góc với Trái Đất, cộng thêm ngày dài đêm ngắn cho nên khí hậu rất nóng.

Ở Nam bán cầu tháng giêng nóng, tháng bảy lạnh. Điều đó thực ra cũng không phải vì tháng giêng Trái Đất gần Mặt Trời, tháng bảy cách xa, mà vẫn là do độ nghiêng của ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống Nam bán cầu lớn hơn tháng 7.

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Tại sao kiến không bị lạc đường?

Loài kiến sống cuộc sống theo đàn, chúng đều có "nhà" của chính mình. Vào thời tiết nắng ấm, chúng thường phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, có khi phải đi đường rất xa.

Vì sao Liên hợp quốc mở Hội nghị môi trường nhân loại?

Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, các nước phương Tây vì theo đuổi mục đích phát triển kinh tế nhanh, đã dùng phương thức “đầu tư cao” nên hình...

Vì sao vùng Hoài Bắc nhiều “gió khô nóng”?

Tỉnh An Huy Trung Quốc là vùng Bắc Hoài Hà, gọi là Hoài Bắc, Hoài Bắc ngày nay trên thượng du sông Hoài có đỉnh núi Phật Tử, hồ nước Nam Loan, ở trung...

Vì sao có học sinh lại đưa ra lời giải của bài toán không có lời giải?

Trong một buổi lên lớp, thầy giáo đã đưa ra cho học sinh một đề toán sau đây: Trên một chiếc thuyền có 75 con trâu, 32 con dê, hỏi thuyền trưởng bao...

Vì sao quầng sáng màu thường hay xuất hiện trên bầu trời hai cực Nam, Bắc?

Khoảng 7 giờ tối ngày 2 tháng 3 năm 1957 ở miền sông Mạc và thành Hôma hoặc tỉnh Hắc Long Giang vùng biên giới Đông Bắc Trung Quốc xuất hiện quầng...

Vì sao không nên uống nhiêu thuốc bổ?

Trung Quốc có câu "Thuốc bổ không bằng thức ăn bổ"; nghĩa là người bình thường nên dựa vào thức ăn để bổ sung dinh dưỡng là chính, không nên dựa vào...

Tại sao có một số loài cá phải hồi du?

Hồi du là loại di chuyển tập thể định kì, định hướng được hình thành theo mùa hàng năm của loài cá.

Vì sao tầm nhìn của chim ưng rất xa?

Từ trên không cao tới 2 3 nghìn mét, chim ưng có thể nhìn thấy chính xác một con chuột đồng hoặc một con chó đang chạy dưới mặt đất. Những con mồi này...