Vì sao từ xuân chuyển sang hè, mặt biển vùng duyên hải Trung Quốc sương mù rất nhiều?

Hằng năm vào mùa xuân và mùa hạ mặt biển vùng duyên hải Trung Quốc thường sương mù dày đặc. Dưới sương mù tầm nhìn chỉ còn lại mấy chục mét, thậm chí chưa đến 10 m. Do đó tàu biển đi trong sương dễ gặp tai nạn như đâm nhau hoặc vấp phải đá ngầm.

Sương mù là do những giọt nước nhỏ li ti lơ lửng trong không khí mà thành. Những giọt nước này che lấp tầm nhìn, bình thường chúng lẫn vào nhau trong không khí không thấy được. Nhưng dưới một nhiệt độ nhất định, hơi nước trong không khí có thể chứa được là có hạn. Khi đạt đến giới hạn đó gọi là hơi nước bão hòa, vượt qua giới hạn đó gọi là quá bão hòa. Khi hơi nước trong không khí quá bão hòa thì phần hơi nước thừa ra sẽ ngưng kết lại thành những giọt nước li ti. Vô số những giọt nước này bay lơ lửng trong không trung, ở trên cao là mây, ở gần mặt đất là sương mù. Nhiệt độ không khí càng cao thì hơi nước nó có thể chứa được càng nhiều. Cùng một lượng hơi nước như nhau, khi nhiệt độ không khí cao thì chưa bão hòa. Nếu nhiệt độ không khí giảm xuống đến một mức độ nhất định sẽ đạt đến trạng thái quá bão hòa, lúc đó hơi nước ngưng kết lại thành giọt nước. Vì vậy muốn khiến cho hơi nước không nhìn thấy được trong không khí biến thành những giọt sương thấy được thì phải có hai điều kiện: một là tăng lượng hơi nước trong không khí, hai là hạ thấp nhiệt độ không khí. Sương mù phát sinh trên mặt biển vùng duyên hải Trung Quốc chính là không khí ấm và ẩm ướt, nhiệt độ bị hạ thấp mà hình thành.

Hằng năm vào mùa xuân và mùa hạ, mặt biển duyên hải Trung Quốc thường bị một luồng hải lưu lạnh từ phía bắc chạy xuống phía nam khống chế. Lúc đó lại đúng là mùa không khí ấm ngày càng hoạt động mạnh lên. Luồng không khí ấm và ẩm ướt đến từ biển phương Nam rộng lớn chứa rất nhiều hơi nước chạy trên dòng hải lưu lạnh, nên nhiệt độ tầng dưới của dòng không khí ẩm giảm xuống rất nhanh, làm cho hơi nước đạt đến trạng thái quá bão hòa. Phần lớn hơi nước dư thừa ngưng kết thành lớp sương mù dày đặc trên mặt biển. Mùa xuân và mùa hạ liên tục từng đợt khí ấm và ẩm tràn lên phương Bắc, vì vậy cơ hội xuất hiện trên mặt biển rất nhiều.

Vì dòng hải lưu lạnh ở duyên hải Trung Quốc từ mùa xuân đến mùa hạ rút dần về hướng bắc, đồng thời vĩ độ luồng không khí nóng và ẩm ướt có thể vươn tới cũng ngày càng tiến về phương Bắc, do đó khu vực sương mù xuất hiện cũng dời dần lên phương Bắc theo mùa hạ. Từ tháng 2, tháng 3 chủ yếu xuất hiện ở vùng duyên hải biển Nam, từ tháng 3 tháng 5 chủ yếu xuất hiện trên mặt biển duyên hải biển Đông, từ tháng 5, tháng 7 chủ yếu xuất hiện trên mặt biển duyên hải Hoàng Hải và Bột Hải. Từ tháng 8 về sau sương mù xuất hiện ở vùng duyên hải giảm xuống rõ rệt.

Vì sao ngồi lâu hay đứng lâu, chân sẽ căng to lên?

Nếu bạn ngồi xem kịch hoặc đứng liên tục mấy tiếng đồng hồ, hai chân có cảm giác căng ra. So với ngồi lâu, đứng lâu không vận động càng khó chịu hơn.

Tại sao hôm trời mưa gọi điện thoại di động tạp âm rất to?

Vì sao Trái Đất lại có nhiều nham thạch đến thế?

Trên Trái Đất khắp nơi đều có đá. Có một số vùng bề mặt là bùn cát, nhưng phía dưới là đá.

Nước tẩy rửa ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Nước tẩy rửa là sản phẩm cần thiết trong cuộc sống ngày nay. Nó gồm nhiều loại thường gặp, như: nước rửa bát, bột giặt quần áo, nước tẩy các chất dầu...

Xuất xứ của kí hiệu bốn phép tính số học +, -, x, ÷ và dấu = ở đâu?

Mọi người đều rất quen thuộc với bốn phép tính số học và dấu bằng. Thế bạn có biết lai lịch của các kí hiệu này không?

Bệnh chắp sản sinh như thế nào?

Chắp gồm hai loại: chắp mắt bên ngoài mí mắt gọi là chắp ngoài; chắp nằm bên trong mí mắt gọi là chắp trong. Khi bệnh mới phát sinh, trên mí mắt (sát...

Vì sao mặt trăng đi theo chúng ta?

Những đêm trăng sáng, nếu vừa đi bộ vừa chú ý nhìn trăng, bạn sẽ thấy như chị Hằng đang đi theo bạn. Không riêng gì mặt trăng, nếu để mắt quan sát các...

Tại sao khi ếch ăn mồi lại chớp mắt?

Ếch là vệ sĩ trong vườn, nó bắt các loại côn trùng để ăn và bảo vệ cho cây trồng được phát triển. Động tác bắt mồi của ếch có một điểm rất lạ là mỗi lần nuốt mồi, ít nhất ếch phải chớp mắt một lần.

Vì sao nói thành phố sinh thái là khu vực sinh sống lí tưởng của loài người?

Khu ăn ở lí tưởng của dân cư thành phố trong tương lai là thành phố sinh thái, tức con người và thiên nhiên chung sống hài hoà, vừa là vườn hoa, vừa...