Vì sao ánh sáng mạnh gây cận thị?

Con mắt là cơ quan rất kỳ diệu của cơ thể, có năng lực phân biệt cường độ ánh sáng, màu sắc, hình dạng, kích thước, độ xa gần của vật thể. Trong điều kiện bình thường, dù ánh sáng mạnh hay yếu, vật thể xa hay gần, nhãn cầu đều có sự điều tiết thích nghi, giống như máy ảnh có thể điều chỉnh ống kính để ảnh rõ nét.

Cường độ ánh sáng không đủ và thời gian mắt nhìn trong ánh sáng yếu quá dài là nguyên nhân chủ yếu gây cận thị. Vì vậy, để bảo vệ mắt, có người đã tăng độ sáng trong phòng lên, ban ngày cũng bật đèn sáng, thậm chí có người còn xem sách dưới ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn lóa mắt, kết quả là thị lực chẳng những không tăng lên mà còn giảm xuống. Đó là vì sự kích thích quá mạnh của ánh sáng đối với tế bào cảm quang trên võng mạc sẽ khiến cho cơ trơn dạng cầu trong củng mạc bị co lại, mệt mỏi, khiến cho đồng tử thu nhỏ nhằm hạn chế lượng tia sáng đi vào mắt. Sự kích thích nếu xảy ra thường xuyên sẽ khiến công năng của nhãn cầu bị biến đổi, khả năng điều tiết của mắt yếu đi, từ đó mà sinh bệnh cận thị.

Vì vậy, ánh sáng không nên yếu quá, cũng không nên mạnh quá, cự li giữa sách và đèn không nên nhỏ hơn 0,5 m. Ánh sáng nên chiếu từ bên trái, phía trước để bóng của tay phải không cản trở đường nhìn. Trên bóng đèn cần có chụp để khiến cho ánh sáng dịu lại, mắt không bị kích thích.

Thế nào là hình vuông bí ẩn?

Theo truyền thuyết vào thời vua Đại Vũ trị thuỷ (23 thế kỉ trước Công Nguyên), có một con rùa lớn nổi lên trên sông Lạc, trên lưng con rùa có chín...

Vì sao xuất hiện "phản ứng chênh lệch giờ"?

Những người đi xa để tham gia thi đấu, biểu diễn hoặc du lịch..

Vì sao trong vũ trụ lại phát sinh hiện tượng siêu trọng?

Hoạt động trong vũ trụ, hiện tượng siêu trọng chủ yếu phát sinh trong quá trình con tàu phóng lên và quay trở về. Để đưa con tàu vào vũ trụ, hiện nay...

Tại sao nói cây nhựa có thể xanh hóa sa mạc?

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp toàn cầu, nhu cầu quá độ về lương thực, nhiên liệu và coi nhẹ vấn đề môi trường của con người, dẫn đến...

Tại sao loài chim lại có thể trở thành "kẻ thù" của máy bay phản lực?

Máy bay cất cánh và hạ cánh đương nhiên cần phải có sân bay. Trong quá trình xây dựng sân bay, ngoài các trang thiết bị cần thiết, còn phải chú ý một...

Vì sao nhiều thí nghiệm khoa học chỉ có thể hoàn thành trên vũ trụ?

Nhân loại đã bước vào thời đại vũ trụ. Các nhà khoa học không tiếc sức mình cố gắng đưa nhiều thí nghiệm và hoạt động sản xuất vào vũ trụ.

Tổ tiên của loài cá voi là động vật gì?

Loài cá voi được người ta gọi là "động vật to lớn" trên Trái Đất, thực ra nó cũng bao gồm cả các loài cá heo tương đối nhỏ.

Vàng, bạc có bị gỉ không?

Từ thời xa xưa, loài người đã dùng ký hiệu để biểu thị cho vàng, còn dùng ký hiệu để biểu thị cho bạc, là do vàng luôn phát ra ánh sáng vàng lấp lánh...

Vì sao mắt không sợ lạnh?

Mùa đông, nếu đi ngoài đường, ta thường bị mũi đỏ bầm, tai đau, tay tê dại, nhưng con mắt tuy lộ ra ngoài lại không cảm thấy lạnh.