Tại sao cá chép lại biết nhảy nước?

Cá chép và rất nhiều loại cá khác đều rất thích nhảy nước. Có rất nhiều ngư dân ở địa phương đã lợi dụng thói quen cá thích nhảy nước để bắt cá.

Các loại cá khác nhau thì tài nhảy nước cũng khác nhau. Có loại cá nhảy được rất cao, như có một loại "cá nhảy" ở ven biển Cu Ba có thể nhảy cao cách mặt nước 4 ~ 5 m, có thể nói là "quán quân nhảy cao" trong các loài cá. Có không ít các loại cá khác có thể nhảy lên khỏi mặt nước 1 ~ 2 m, hiện nay cá chép nuôi phổ biến chính là một loại rất thích nhảy, đôi khi cũng có thể nhảy lên khỏi mặt nước được hơn 1 m.

Tại sao cá lại biết nhảy nước vậy? Căn cứ theo phân tích của các nhà khoa học, nói chung cho rằng có mấy loại nguyên nhân. Có nguyên nhân là do sự thay đổi của môi trường xung quanh dẫn đến, như tránh sự tấn công bất ngờ của kẻ địch, vượt qua những chướng ngại trên đường đi phía trước, hoặc nhanh chóng bắt con mồi, hay bị đe doạ bất ngờ... Xưa từng có một phương pháp bắt cá của ngư dân gọi là "nhảy trắng". Đó là bôi màu trắng xuống dưới đáy thuyền, trên thuyền thắp đèn, ánh đèn chiếu trên mặt nước, đáy thuyền màu trắng lại có thể phản xạ ánh sáng giống như chiếc gương, chiếu ánh đèn xuống dưới đáy nước, làm cho cá ở dưới nước bị hoảng sợ mà nhảy hết vào trong thuyền.

Một nguyên nhân khác là sự thay đổi về mặt sinh lí, như nhiều loại cá sắp đến kì sinh đẻ trong cơ thể sinh ra một số loại có thể kích thích thần kinh, làm cho cá nằm ở trong trạng thái hưng phấn, do đó rất thích nhảy.

Ngoài ra, có loại cá do thói quen hoạt bát, thích nhảy. Ví dụ, cá chép thích nhảy khi hoàng hôn, có người cho rằng đây là một động tác "chơi đùa".

Còn cá sau khi được vớt lên từ trong nước thì nhảy loạn lên, là vì cá vốn đang bơi trong nước, cơ thịt toàn thân thường là lúc co lúc duỗi, lắc đầu quẫy đuôi mới có thể bơi về phía trước; khi chúng vừa rời khỏi nước vẫn như ở trong nước, cũng làm động tác giống như vậy, nhưng do không có sức cản của nước, vì vậy động tác lắc đầu quẫy đuôi rất nhanh. Khi động tác này gặp phải đồ vật tương đối cứng - như ván thuyền, mặt đất hay giữa cá với cá va chạm lẫn nhau thì sẽ xuất hiện hiện tượng nhảy loạn lên.

Tại sao tàu ngầm lặn xuống dưới nước thì không còn sợ sóng gió nữa?

Biển luôn có sóng gió, rất ít khi bình lặng, "không có gió thì không thành sóng", sóng là do gió tạo nên. Gió thổi vào mặt nước, khiến cho các chất...

Côn trùng có "mũi" và "tai" không?

Mùa xuân, mùa hoa đào nở, trăm hoa đua sắc, ong bướm bay lượn, nhiều côn trùng đang lấy mật truyền phấn trong những lùm hoa, thật là một cảnh tượng tấp nập. Ong và bướm có thể ngửi được mùi hoa của các loại hoa quả, lẽ nào chúng cũng có "mũi" sao?

Tại sao nhấn phanh thì ô tô dừng lại?

"Tăng tốc nhấn ga, giảm tốc nhấn phanh". Đó là phương thức cơ bản nhất khi lái xe.

Sách "Nguyên lí hình học" được đưa vào Trung Quốc như thế nào?

Vào năm 332 trước Công nguyên, quốc vương Maxeđoan Alexandre đại đế chính phục Ai Cập và đã xây dựng thành phố lớn Alexandria trên cửa sông Nin. Thành...

Chất xúc tác trong cơ thể sinh vật có tác dụng gì?

Bất kể động vật, thực vật hay loài người, trong cơ thể đều tồn tại các loại chất xúc tác, hoạt động sống của chúng đều không thể tách rời sự giúp đỡ của chất xúc tác.

Vì sao phải lập quy hoạch môi trường?

Thông thường, quy hoạch môi trường chính là hệ thống quy hoạch quy định chặt chẽ đối với công tác bảo vệ môi trường trong tương lai.

Tại sao chim bay được?

Con người chúng ta luôn luôn mơ ước được bay trong không trung. Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều phát minh đã phối hợp chế tạo ra những máy móc mô phỏng theo sự quan sát của con người về các loài chim...

Vì sao tuyết trắng?

Để trả lời câu hỏi này, không nhất thiết bạn phải là nhà khoa học. Bạn có muốn thử tìm hiểu không?

Vì sao một tên lửa có thể phóng nhiều vệ tinh?

Phương thức truyền thống phóng vệ tinh là dùng một tên lửa phóng một vệ tinh. Còn dùng một tên lửa đồng thời phóng nhiều vệ tinh vào quỹ đạo là một kỹ...