Trái phiếu do nhà nước, chính quyền địa phương hoặc các xí nghiệp phát hành làm chứng từ chịu trách nhiệm trả nợ. Ví dụ với trái phiếu có mệnh giá 100 đồng thời hạn ba năm, đến kì hạn sẽ phải trả 115 đồng. Trái phiếu là loại chứng từ có mệnh giá. Trái phiếu không phải là tiền, không thể trực tiếp lưu thông trên thị trường trong việc mua bán. Trái phiếu cũng không phải là sổ tiết kiệm, không thể đem đổi chác. Có hai loại trái phiếu, có loại có thể đem bán, có loại có thể không bán được. Loại trái phiếu muốn bán được, sau khi phát hành phải đem chào và công bố trên thị trường, nếu được phê chuẩn có thể đem giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trên thị trường giao dịch chứng khoán thường có rất nhiều loại trái phiếu. Nếu muốn mua bán trái phiếu, bạn có thể tìm hiểu giá cả của các loại trái phiếu trên báo chí, tìm hiểu giá trị của trái phiếu từng ngày.
Nếu muốn mua trái phiếu, bạn phải dựa vào lợi ích giao dịch của trái phiếu.
Thế lợi ích giao dịch của trái phiếu là gì?
Xin nêu một ví dụ: Mỗi loại trái phiếu, trên tờ trái phiếu có ghi mệnh giá ví dụ 100 đồng, thời hạn hoàn trả là ba năm, lãi suất mỗi năm là 5%. Nếu tính đơn giản thì sau ba năm cả vốn lẫn lãi sẽ là:
Trong thời hạn phát hành một năm, mệnh giá giao dịch của trái phiếu sẽ là 103 đồng. Nếu mệnh giá trái phiếu này được lên điểm ví dụ (10 điểm), giả thiết công ty chứng khoán chi mỗi phân 0,20 đồng, thì khi đến kì họ sẽ phải chi trả (qua hai năm) thì dự kiến sẽ thu lợi được là:
Tính ra mỗi năm thu lợi được
Với gốc 1032 đồng thu lợi 59 đồng thì lãi suất tính ra sẽ là:
Đó là lợi ích giao dịch hằng năm của trái phiếu. Giá trị lợi ích đã vượt quá lợi ích quy định. Nói chung lúc này người mua trái phiếu có lợi và người bán thì bị thiệt. Tuy nhiên đó không phải là tuyệt đối, bởi vì giá trị của trái phiếu có thể thay đổi tuỳ lúc. Trong các ngày giao dịch, giá giao dịch của trái phiếu bị giảm, bấy giờ người bán lại được lợi.
Dễ dàng tìm thấy công thức tính lợi ích giao dịch sẽ là