Vì sao không dùng nước thải để tưới ruộng?

Dùng nước thải để tưới ruộng đã có một lịch sử lâu đời. Thời kỳ trước Công nguyên, Trung Quốc cổ đại đã từng dùng nước thải để tưới ruộng. Về sau dùng nước thải tưới ruộng dần dần phát triển thành biện pháp vừa là để xử lí nước thải vừa kết hợp lợi dụng chúng. Vì trong nước thải của thành phố nói chung chứa nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự trưởng thành của cây cối, như trung bình cứ 1 lit nước thải có 15 – 60 mg nitơ, 10 – 30 mg cađimi, 9 – 18 mg photpho và còn nhiều nguyên tố vi lượng khác. Do đó dùng nước thải để tưới ruộng vừa có thể tận dụng nguồn nước, tiết kiệm nước dùng cho nông nghiệp lại vừa có thể hấp thu những chất dinh dưỡng trong đó, làm cho cây cối phát triển. Đồng thời nó còn là một phương pháp xử lí nước thải kinh tế và tiết kiệm năng lượng.

Dùng nước thải tưới ruộng có nhiều lợi ích như vậy. Nhưng tại sao người ta lại không khuyến khích dùng nước thải để tưới ruộng nữa? Bất cứ sự vật, sự việc gì đều có hai mặt lợi và hại. Trước đây do nhận thức còn hạn chế, người ta thường chỉ thấy mặt lợi ích xem nhẹ mối nguy hại rất lớn cho con người do dùng nước thải. Dùng nước thải để tưới ruộng tất nhiên có nhiều ưu điểm, nhưng điều đó phải bảo đảm một tiền đề, đó là chất lượng của nước thải phải đạt một tiêu chuẩn nhất định, vì năng lực làm sạch của đất là có hạn. Vượt quá giới hạn này sẽ bị nước thải làm biến chất. Nước thải sinh hoạt có thể chứa những vi khuẩn gây bệnh như nước thải của bệnh viện và một số nhà máy chế tạo các sản phẩm sinh vật. Trong nước thải công nghiệp có thể chứa nhiều loại độc tố, nhiều chất có hại, đặc biệt là có thể chứa những kim loại nặng có hại mà các sinh vật không thể phân giải được chúng. Có một số chất độc hóa học rất ổn định, như loại chất có gốc clo, sinh vật không thể phân giải được. Cho nên nếu không thông qua những xử lí thích hợp mà trực tiếp dùng nước thải công nghiệp hoặc nước thải đô thị để tưới ruộng sẽ khiến vệ sinh môi trường xấu đi, hoặc lan truyền rộng rãi các bệnh truyền nhiễm và các bệnh kí sinh trùng. Những ví dụ về mặt này rất nhiều. Ví dụ năm 1955 ở Nhật Bản đã từng phát sinh “bệnh đau nhức”, đó là vì cả một thời gian dài dùng nước thải của các nhà máy luyện chì và kẽm để tưới ruộng khiến cho đất đai và lúa tăng hàm lượng cadimi, sau khi người ăn phải đã bị ngộ độc và gây bệnh. Do đó để tránh cho đất đai, nông sản và sức khỏe của con người bị ảnh hưởng, người ta đã không đề xướng biện pháp dùng nước thải để tưới ruộng.

Từ khoá: Nước thải đô thị; Nước thải công nghiệp.

Chương trình máy tính là gì?

Máy tính là một công cụ thông dụng được tạo thành bởi các linh kiện điện tử và các mạch, có thể dùng để giải các bài toán. Nhưng muốn biến ý tưởng...

Cá hoa vàng nhỏ có thể trở thành cá hoa vàng lớn không?

Trong sản phẩm bốn biển nổi tiếng ở Trung Quốc, cá hoa vàng đứng ở vị trí hàng đầu, vì thịt của nó tươi ngon được mọi người rất thích.

Tại sao loài cỏ tạp năm nào cũng bị diệt nhưng vẫn sinh sôi?

Bất luận bạn đi đâu, núi cao, cánh đồng, hai bên đường đều có thể thấy loài cỏ dại ở mọi nơi. Cỏ tạp là loài mà người nông dân ghét nhất, bởi vì trong...

Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

Xăng, cồn, gỗ, than đá là những loại nhiên liệu thường thấy. Nhưng có điều kỳ lạ là khi đốt xăng, cồn thì xăng, cồn cháy hết sạch không còn lại gì.

Tại sao cánh cửa thường được gắn mắt mèo?

Hiện nay, người ta thường gắn thiết bị bảo vệ an toàn được gọi là "mắt mèo" lên trên cánh cửa ra vào. Bạn có biết tác dụng của "mắt mèo" không? Nguyên lí hoạt động của "mắt mèo" là gì vậy?

Tại sao ở nước Anh và một số nước khác xe đi bên trái đường?

Ở Trung Quốc và rất nhiều nước trên thế giới, bất kể ô tô, xe đạp hay người đi bộ cũng phải theo đúng quy tắc giao thông hiện hành là đi theo bên phải...

Lông mày và lông mi có tác dụng gì?

Rất nhiều người cho rằng, lông mày và lông mi ngoài việc làm đẹp ra thì không có tác dụng gì khác. Vì vậy, nhiều cô gái thường nhổ lông mày, sau đó...

Tại sao cùng một loài cây ở nơi khô hạn thì bắt rễ sâu, còn ở nơi ẩm ướt thì bắt rễ nông?

Con người không uống nước sẽ cảm thấy khó chịu, cây cũng như vậy, trong quá trình sinh trưởng cần rất nhiều nước. Có người tính một cây ngô trong thời...

Tại sao nhìn vẩy cá có thể biết được tuổi của cá?

Cá có con to, con nhỏ, muốn biết tuổi của cá, thông thường chỉ cần bóc một cái vẩy trên thân cá, quan sát tỉ mỉ thì có thể thấy ngay.