Tại sao khi đạp xe đạp trên đất sét mềm nhũn, đạp rất tốn sức?

Khi đạp xe đạp trên đất sét mềm nhũn, hai chiếc lốp xe như bị xì hơi vậy, đạp rất tốn sức. Đó là nguyên cớ gì nhỉ? 

Thử nghĩ xem, khi bạn đi bộ trên đất phủ tuyết hoặc trên vùng bùn lầy, chẳng phải là cũng cảm thấy rất khó nhấc bước sao? Đó là vì khi chân dẫm lên tuyết hoặc bùn lầy, sức nặng cơ thể người liền đè lên trên một diện tích cỡ bàn chân. Khi ấy, chân sinh ra một áp suất tương đối lớn đối với mặt đất. Vì hệ số đàn hồi và giới hạn đàn tính của tuyết hoặc bùn lầy đều vô cùng nhỏ. Có nghĩa là, dưới tác động của áp suất không lớn lắm cũng xảy ra sự biến dạng khá lớn, và không thể tự khôi phục lại hình dạng ban đầu. Cho nên chân liền bị lún vào tuyết hoặc đất sét mềm nhũn. Như vậy, khi bạn muốn nhấc chân lên, thì không thể không đưa chân lên cao hơn lúc đi đường bình thường. Vì vậy mà bạn cảm thấy khá tốn sức. 

Khi xe đạp trên đất sét nhão cũng như vậy. Do áp suất của bánh xe đối với đất, làm cho đất sét bị ép thành một đường rãnh sâu. Vì vậy, khi xe muốn đi tới, trước hết phải nâng bánh xe đạp lên khỏi rãnh đã. Vả lại, đất sét càng mềm, bánh xe lún càng sâu, sự ngăn trở của rãnh sâu đối với việc đi tới của xe càng lớn. Lực đẩy cần thiết để cho xe đi tới cũng càng lớn. Tất cả những nhân tố đó đều yêu cầu người phải đặt lên pêđan của xe một lực lớn hơn. Vì vậy, đi xe đạp trên đất sét nhão rất tốn sức. 

Vì sao người ta ví mắt với máy ảnh?

Có người nói, hai mắt giống như hai máy ảnh đặt trên đầu, ví von như thế rất có lý. Bên ngoài nhãn cầu là tầng giác mạc không màu, trong suốt, giống...

Có phải các chất như nước, đường, thép đều do các hạt nhỏ cấu tạo nên?

Khi ta cho đường vào nước, một lúc sau các hạt đường sẽ biến mất và nước lại có vị ngọt. Khi bạn đứng gần một chiếc xe ô tô đang nhận tiếp xăng, bạn...

Vì sao nhiệt độ trong thành phố cao hơn ngoại ô?

Mùa hè trong thành phố khí hậu nóng bức, nhưng ra ngoại ô người ta cảm thấy mát mẻ dễ chịu hơn nhiều. Các số liệu thống kê khí tượng chứng tỏ: khí hậu...

Vì sao lại có cầu vồng?

Khi khoa học chưa phát triển, người ta tin rằng, cầu vồng xuất hiện mang theo những điều kì diệu, bí ẩn...

Vì sao dùng phương pháp xác suất có thể tính được giá trị gần đúng của số π?

Bạn đã từng nghe nói đến việc dùng thí nghiệm để tính diện tích hình tròn chưa? Lấy một tờ giấy trắng diện tích 1 m2. Trong tờ giấy ta vẽ vòng tròn...

Tại sao linh ngưu được gọi là "sáu không giống"?

Ở Trung Quốc, có một loài động vật quý hiếm gọi là mi lộc (nai gạc), còn được gọi là "bốn không giống", nhưng loài động vật "sáu không giống" hình như lại chưa nghe thấy bao giờ.

Tại sao nhân ngư được gọi là cá người đẹp mỹ nhân ngư?

Nếu như bạn đến Viện bảo tàng tự nhiên hoặc Công viên Hải dương để tham quan, người giới thiệu sẽ chỉ vào nhân ngư và bò biển nói với bạn rằng, đó...

Vì sao thuốc phiện độc lại có thể dùng để chế thuốc?

Nói đến nha phiến, mọi người nghĩ đến thời kỳ trước, các nước thực dân đế quốc đã du nhập nha phiến vào các nước phương Đông. Vào thế kỷ thứ XIX, bọn...

Tại sao khủng long lại bị tuyệt chủng?

Trong lịch sử phát triển của sinh vật học, có rất nhiều loài động vật sau khi xuất hiện lại biến mất. Vì vậy chúng ta không cảm thấy kì lạ, bởi vì động vật tuyệt chủng trên thực tế là một giai đoạn tất yếu trong lịch sử tiến hoá của sinh vật.