Dùng phương pháp gấp giấy đểtiến hành thí nghiệm như thế nào?

Trong thực tiễn sản xuất và sinh hoạt hằng ngày người ta hay gặp vấn đề “chọn lựa tối ưu”. Ví dụ trong phương pháp luyện thép, người ta có thể đưa thêm một loại nguyên tố hoá học nào đó để tăng cường độ của thép, người ta ước tính cần phải thêm từ 1000 g đến 2000 g của nguyên tố nọ cho một tấn thép. Thế thì lượng tối ưu của nguyên tố đưa vào là bao nhiêu? Chúng ta cần phải qua thí nghiệm để xác định. Nếu mỗi lần thí nghiệm ta tăng từng 10g một thì cần phải tiến hành 100 thí nghiệm. Thế nhưng có cách nào tiết kiệm được không?

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu “phương pháp gấp giấy”. Dùng một băng giấy, ta vạch lên đó 1000 đến 2000 vạch. Tính toán để ghi các vạch là bội số của 0,618, 1000 + (2000 - 1000) x 0,618 = 1618. Sau đó ta chọn lấy 1618g lượng nguyên tố hoá học làm một thí nghiệm cho một tấn thép.

Sau đó ta lại gấp đôi băng giấy, vạch một vạch đối xứng với vạch 1618 qua vết gấp. Vạch mới này sẽ ở vị trí 1000 + (2000 - 1618) = 1382. Ta lại lấy 1382 g nguyên tố hoá học cho làm thí nghiệm với một tấn thép khác. Sau hai lần thí nghiệm, đem so sánh kết quả. Nếu với thí nghiệm 1382 g lại thu được loại thép có cường độ cao, ta cắt bỏ đoạn giấy ở bên phải vạch 1618 (nếu trái lại thì cắt bỏ phần bên trái vạch 1382). Lại gấp đôi phần băng giấy còn lại. Lại vạch một vạch đối xứng với vạch 1382 qua vết gấp, vạch này sẽ là vạch 1000 + (1618 - 1382) = 1236.

Lại lấy 1236 g nguyên tố hoá học đem làm thí nghiệm, rồi lại so sánh các kết quả nhận được. Các thí nghiệm lại được tiến hành theo thủ tục vừa mô tả. Như vậy cứ mỗi lần thí nghiệm đoạn giấy còn lại sẽ là bội số của 0,618.

Cứ tiếp tục tiến hành thí nghiệm theo phương án đã chọn và sẽ chọn được lượng tối ưu nguyên tố hoá học đưa vào luyện thép.

Việc chọn phạm vi thí nghiệm là điều hết sức quan trọng cho phương pháp gấp giấy để chọn tối ưu. Để làm được việc đó cần dựa vào kinh nghiệm hoặc các tư liệu thực nghiệm để ước lượng phạm vi thí nghiệm. Nếu gặp phải trường hợp điểm tối ưu nằm ngoài phạm vi ước lượng thì sẽ ra sao? Đương nhiên cũng không quan trọng lắm. Bởi vì khi đó thì khung thí nghiệm cũng sẽ tiến dần đến điểm tối ưu, qua mỗi lần thí nghiệm cũng sẽ tiến hành so sánh cuối cùng sẽ xác định được điểm tối ưu. Đương nhiên khi đó phạm vi thí nghiệm sẽ mở rộng dần về phía điểm tối ưu.

Theo tính toán thì sau 16 lần thí nghiệm thực hiện theo phương án gấp giấy tương đương với 2500 lần thí nghiệm, theo phương án thường. Thực tiễn chứng minh dùng phương pháp gấp giấy vào việc sản xuất các sản phẩm mới sẽ thu được hiệu quả rất lớn.

Vì sao vệ tinh có thể giảm thấp thiệt hại do thiên tai và đề phòng thiên tai?

Trên thế giới, các dạng thiên tai từng giờ từng phút phát sinh. Trong 28 năm từ năm 1965 - 1992 toàn thế giới đã phát sinh 4650 lần thiên tai, ước...

Vì sao trong vũ trụ lại có hiện tượng mất trọng lượng?

Mọi vật trên Trái Đất đều chịu sức hút của Trái Đất. Đó gọi là trọng lực.

Vì sao ban ngày không nhìn thấy sao?

Trong vũ trụ, tuyệt đại đa số các sao tự phát sáng và phát nhiệt, quanh năm lấp lánh. Nhưng chỉ vào xẩm tối chúng ta mới trông rõ chúng, đó là vì ban...

Tại sao quay số 114 lại nhanh chóng tìm được số máy điện thoại mình cần?

Tra số điện thoại thường có hai cách. Một là sử dụng danh bạ điện thoại, hai là quay số 114 (đài tra mã điện thoại của Trung Quốc, ở Việt Nam giải đáp...

Vì sao núi lửa gây ô nhiễm có tính toàn cầu?

Núi lửa Shenheilon vùng Đông Bắc Mỹ đã từng làm cho báo chí, Đài phát thanh và Đài truyền hình trên thế giới tranh nhau đưa tin. Vì sao các nước khác...

Người câm điếc có thể dùng điện thoại không?

Maria là cô gái câm điếc sinh ra tại đất nước Ôxtrâylia. Lúc ba tuổi, do sự cố trong điều trị mà từ đó cô phải sống trong thế giới vô thanh.

Vì sao có thể phá mưa đá bằng phương pháp nhân tạo?

Mưa đá là thời tiết có hại. Mưa đá to phá huỷ mùa màng, làm sập nhà cửa, gây thương tích cho người và súc vật.

Vì sao hàng dệt may bằng sợi tổng hợp hay bắn ra tia lửa?

Vào những hôm thời tiết khô hanh, khi bạn cởi các chiếc áo khoác làm bằng sợi tổng hợp, ví dụ sợi nitrilong chẳng hạn, bạn sẽ nghe thấy tiếng nổ "lép...

Tại sao các thanh ray đường sắt đều phải làm theo hình chữ I?

Tàu hoả chạy trên đường ray bằng thép đặt song song với nhau, ở phía dưới đường ray cứ cách một khoảng nhất định lại đặt một thanh tà vẹt gỗ to, vuông...