Từ đâu trẻ thích thú nhồi bông?

Gần như là sở thích muôn thủa. Đi cửa hàng, trong vô số đồ chơi bắt mắt, sinh động và kỳ lạ, những con gấu bông, chó bông, thỏ bông... dù bất động, bao giờ cũng là niềm ước mơ thầm kín của trẻ. Chúng có gì đặc biệt mà quyến rũ các em đến thế?

Nhà tâm lý học người Mỹ, ông Harry Frederick Harlow đã thí nghiệm về mặt này. Ông cho chú khỉ con hai người mẹ giả: một mẹ bằng lưới kim loại để trần trụi, nhưng có thể cho khỉ con bú. Một con khác nhồi bông với lớp vỏ bằng nhung, nhưng không biết cho ăn. Khỉ con chọn ai? Trong thí nghiệm, ngoài những lúc cần ăn nó mới đi tìm con mẹ kim loại, còn hầu như mọi lúc mọi nơi nó đều coi chỗ ở của con mẹ nhồi bông là nhà mình, vì tiếp xúc với thú nhồi bông nó cảm thấy sung sướng. Nhất là khi khỉ con bị đe dọa, nó ôm lấy con mẹ nhồi bông coi như chỗ dựa vững chắc cho mình.

"Đói da" và nhu cầu ôm ấp

Thí nghiệm này tuy là trên khỉ, nhưng đối với trẻ em cũng đúng. Nghiên cứu quan sát cho thấy trẻ em thường thích những vật mềm, ấm hơn là những vật cứng và lạnh. Tâm lý học còn cho biết, trẻ em nếu lâu ngày không được ôm ấp vuốt ve để kích thích da, chúng sẽ sinh ra cảm giác “đói da”, gây nên hiện tượng ngứa ngoáy, ngọ nguậy, cáu gắt, thích đập phá.

Ngày nay, con một ngày càng nhiều, cha mẹ phần lớn đều bận công việc, không thể chăm sóc chúng suốt ngày, lại càng ít có dịp vui đùa với con cái, do đó rất nhiều em 5-6 tuổi bị “đói da”. Trong hoàn cảnh đó, thú nhồi bông trở thành người bạn thân thiết nhất của chúng, vì thông qua tiếp xúc da, các em được thoả mãn. Đối với những em cô đơn không có bạn, thú nhồi bông giúp các em loại bỏ được cảm giác này. Các em đặt tên cho thú nhồi bông, chơi với nó và cảm thấy sung sướng. Hiện nay trên thị trường còn có một xu hướng là thú nhồi bông càng to càng bán chạy. Tại sao vậy? Lý do rất đơn giản là thú nhồi bông to diện tích tiếp xúc da càng lớn, càng cảm thấy dễ chịu. Trẻ em có được một con thú nhồi bông gần bằng mình, sẽ cảm thấy như bạn mình, to hơn nữa lại có cảm giác được bảo vệ.

Như thế, thói quen ngủ chung với thú nhồi bông chẳng có hại gì, các vị phụ huynh cũng không nên cấm đoán, chỉ cốt sao giữ cho chúng sạch sẽ là được.

Vì sao nói "Chỉ có một Trái Đất"?

Câu nói “Chỉ có một Trái Đất” xuất hiện sớm nhất trong Hội nghị môi trường nhân loại do Liên hợp quốc triệu tập năm 1972. “Chỉ có một Trái Đất” là...

Thế nào là bàn thất xảo

Bàn thất xảo là loại bàn dã chiến lắp ghép từ năm hình tam giác (hai hình lớn, hai hình nhỏ, một hình kích thước trung bình), một hình bình hành, một...

Tại sao máy tính có thể "khám bệnh"?

Có thể bạn đã nghe nói, thậm chí còn tận mắt thấy các "bác sỹ máy tính". Ví dụ chuyên gia máy tính về bệnh gan, chuyên gia máy tính về bệnh dạ dày,...

Vì sao người nuôi súc vật cảnh dễ bị bệnh truyền nhiễm?

Cùng với mức sống không ngừng được nâng cao, súc vật cảnh cũng ngày càng quan trọng trong cuộc sống gia đình. Việc nuôi mèo hoặc chó cảnh sẽ tăng thêm...

Tại sao loại tàu thuỷ đệm khí có thể chạy rời khỏi mặt nước?

Tàu thuỷ là một phương tiện giao thông rất tiện lợi ở trên mặt nước, nhưng có rất nhiều người chê nó chạy quá chậm chạp, đó là vì khi tàu chạy trên...

Gấu có gì khác với gấu người?

"Chỉ có anh hùng đuổi hổ báo, chứ không có hào kiệt sợ gấu, sợ gấu người". Gấu và gấu người được đề cập trong hai câu thơ này, rốt cuộc có sự khác...

Vì sao Trùng khánh, Vũ Hán, Nam Kinh được gọi là “Ba lò lửa lớn”?

Trùng Khánh, Vũ Hán, Nam Kinh đều là những nơi có mùa hè vô cùng nóng nực, và đã trở thành những trung tâm nóng nực nổi tiếng ở Trung Quốc. Đây vốn...

Tại sao nói "Rừng là lá phổi của Trái đất"?

Rừng là “vệ sĩ” của giới tự nhiên, là trụ cột đảm bảo cân bằng sinh thái. Nó có thể duy trì sự cân bằng lượng oxy và cacbonnic trong không khí, giảm nhẹ ảnh hưởng của các chất thải, khí độc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trường...

Vì sao việc cho máu không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Tim và mạch máu chứa đầy máu tươi, do huyết tương và tế bào máu tổ chức nên. Tế bào máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.