Tại sao có những củ khoai lang bị hà hay bị cứng?

Khi chúng ta ăn khoai lang đã luộc chín, có khi sẽ mất vui vì bóc vỏ khoai đã phải cắt bỏ đi từng miếng khoai lớn, một củ khoai lang còn lại chả mấy mà ăn, còn có vị đắng. Cũng có khi cả củ khoai lang luộc không nhừ, vẫn cứng, bóc vỏ đi cũng không thể ăn. Khoai lang này chính là loại khoai mà chúng ta nói tới.

Loại đầu, khoai lang hà được coi là do sâu bệnh gây ra, gọi là bệnh khoai hà từ nước ngoài truyền vào. Sau khi củ khoai lang bị hại những nốt đen nhỏ lúc đầu dần dần phát triển thành những đốm đen hình tròn to, không có quy luật luộc không nhừ có vị đắng, không thể ăn được, súc vật ăn thì trúng độc. Khi nặng bệnh lan ra cả dây khoai lang.

Loại sau khoai lang hà úng là do bị ngấm nước, đọng nước tạo ra cũng gọi là khoai lang cứng hoặc “cứng tâm”. Rễ củ khoai lang sau khi ngấm nước, để không cho nước ngấm vào, chất keo quả vốn không tan của tổ chức trong thân củ khoai lang sẽ tăng, màng tế bào dày hơn. Một khi thoát khỏi sự đe doạ của nước, chất keo quả không tan đó không vì thế mà giảm ít đi, hơn nữa màng tế bào đã dày cũng không bị mỏng đi, cuối cùng trở thành một “bức tường” cản nước, nước sôi cũng sản sinh hiện tượng cự nước, kết quả thành khoai lang hà úng. Hai loại khoai lang hà trên vừa không thể ăn được vừa không thể làm giống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm. Nếu khi cất giữ, lẫn vào những củ khoai lang hà thật là “con sâu làm rầu nồi canh”, một củ hà đã đành, còn khiến cho các củ khoai lang ngon xung quanh cũng hỏng theo, gây thiệt hại lớn. Vì vậy trước khi cất giữ, chúng ta chọn lựa một cách nghiêm ngặt những củ khoai lang hà xấu bỏ đi để không ảnh hưởng lây lan sang củ khác.

Ở vùng Nam Cực, Bắc Cực có cây sống không?

Trên Trái Đất, vùng cách xích đạo về phía Nam 66,5o trở đi là vùng Nam Cực, cách xích đạo về phía Bắc 66,5o trở đi là vùng Bắc Cực. Nam Cực là một...

Khói pháo có tác hại gì?

Trước đây, hàng năm, cứ đến đêm giao thừa, nhà nhà lại đốt pháo để đón chào năm mới. Sau tràng tiếng nổ đinh tai, nhức óc, trên mặt đất còn lại đầy...

Vì sao nước suối có thể nhô cao hơn miệng cốc?

Nếu bạn đổ nước suối vào trong cốc, rồi bỏ nhẹ từng viên sỏi nhỏ vào, nước sẽ nhô cao lên khỏi miệng mà không tràn ra ngoài, cứ như là cốc được đậy...

Vì sao biển được gọi là kho báu tài nguyên hoá học?

Biển chiếm 71% diện tích Trái Đất, ở đó chứa hơn 80 loại nguyên tố hoá học, đó là nguồn tài nguyên phong phú thiên nhiên ban tặng cho con người. Cùng...

Tại sao rùa có tuổi thọ rất cao?

Trong thế giới động vật, mọi người đều nói tuổi thọ của rùa là cao nhất, do vậy rùa có biệt hiệu là "sao lão thọ" (thọ tinh).

Vì sao nói thực vật là người lính giám sát và đo lường ô nhiễm môi trường?

Hơn 50 năm trước trong cánh rừng cam và bưởi ở bang California Mỹ, trên lá xuất hiện nhiều đốm bệnh kì lạ. Về sau lá biến thành màu vàng và rụng,...

Vì sao dự báo thời tiết cũng phải dùng máy tính?

Đài khí tượng dự báo thời tiết bằng nhiều phương pháp: ngoài dự báo bằng bản đồ ra, người ta còn dùng cả máy tính, loại công cụ hiện đại, để tiến hành...

Vì sao phải coi trọng bữa ăn sáng?

Đối với đa số người, hiện vấn đề ăn no không còn là điều phải suy nghĩ. Nhưng như thế không có nghĩa là mọi người đã biết ăn, hiểu được cách ăn.

"Cassini" đã tiến hành quan trắc thổ tinh qua thế kỷ như thế nào?

Thổ tinh có một quầng sáng rất đẹp, khiến cho mọi người chú ý đến nó trong hệ Mặt Trời. Thành phần bầu khí quyển của thổ tinh rất phức tạp, tốc độ gió...