Vì sao việc cho máu không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Tim và mạch máu chứa đầy máu tươi, do huyết tương và tế bào máu tổ chức nên. Tế bào máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nó giống như một sinh mệnh nhỏ, luôn tiến hành hấp thu, đào thải. Những tế bào suy lão sẽ mất đi, tế bào mới sẽ thành thục. Ở điều kiện bình thường, tổng lượng máu trong cơ thể về cơ bản không thay đổi. Nói chung, lượng máu của một người trưởng thành chiếm khoảng 7-8% thể trọng, mỗi kg thể trọng tương ứng 60 - 80 ml máu. Nói một cách cụ thể, một người đàn ông nặng 70 kg thì lượng máu trong cơ thể ước khoảng 5.500 ml; ở nữ giới, lượng máu thấp hơn một ít.

Vì tổng lượng máu trong cơ thể tương đối ổn định nên dù ta uống nhiều nước hay suốt ngày không uống nước thì sự lượng máu vẫn không biến đổi đáng kể. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu bị mất không quá 10% tổng lượng máu, cơ thể sẽ điều tiết rất nhanh để khôi phục, không gây ảnh hưởng xấu đến công năng của máu. Như vậy, đối với một người trưởng thành bình thường, việc hiến 250 ml máu mỗi lần (chỉ chiếm 5% tổng lượng máu) không gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Khi mất máu, tế bào hồng cầu bị tổn thất, tủy (tổ chức tạo máu) sẽ tăng tốc độ sinh máu. Nhưng quá trình này tương đối chậm, phải mất mấy tuần mới có thể giúp số lượng hồng cầu trở lại bình thường. Sau khi cho máu, có lúc ta cảm thấy tim đập nhanh, thấy khát, muốn uống nước. Những phản ứng này đều là do sự điều tiết của hệ thần kinh và các dịch thể nhằm bổ sung lượng máu đã mất.

Sau khi cho máu, nên nghỉ ngơi mấy ngày, không vận động mạnh. Ngoài ra, nên uống nhiều nước và chú ý bổ sung dinh dưỡng để giúp cơ thể khôi phục nhanh lượng máu đã cho đi.

“Chiến tranh lạnh” là gì?

Sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, trong tình hình chính trị thế giới đã xảy ra một sự thay đổi rất lớn: phe tư bản chủ nghĩa phương Tây do các...

Vì sao không được vứt bừa bãi hoặc đốt các pin cũ?

Có một mùa đông ở ngoại ô một thị trấn Nhật Bản người ta phát hiện thấy 16 – 17 người đồng thời bị viêm não. Khi bệnh nhân ăn cơm, hai tay run lẩy...

Tại sao lại có mưa sao Băng?

Vào ban đêm, thường có thể nhìn thấy sao Băng trong bẩu trời loé sáng lên, thể sao Băng gây ra những hiện tượng này phẩn lớn đều chỉ bằng những chiếc...

Vì sao thuốc bảo vệ thực vật không thể khống chế có hiệu quả các loài sâu có hại?

Vì sâu hại mà trên thế giới hàng năm nhiều cánh rừng bị phá hoại và lương thực bị tổn thất nhiều. Sâu hại còn uy hiếp rất lớn đến sức khỏe của con...

Vì sao gió trên mặt nước mạnh hơn trên đất liền?

Đêm mùa hè oi bức, người ta thường thích hóng mát trên bờ sông, bờ hồ hoặc trên cầu. Đó là vì ở chỗ đó không những nhiệt độ không khí thấp hơn mà gió...

Vì sao khí quyển có hiện tượng “triều”?

Những người sống ở vùng ven biển đều biết rằng, nước biển trong một ngày có lúc dâng lên có lúc hạ xuống. Hiện tượng mực nước biển lên xuống này là do...

Đứng trước tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng lên, chúng ta phải có biện pháp gì?

Các nhà khoa học đã đưa ra hai biện pháp “thích ứng” và “hạn chế”. Thích ứng chính là áp dụng mọi biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu,...

Tính tuổi của cây bằng cách nào?

Trong thiên nhiên có cây to, cây nhỏ, cây sống nghìn năm, cây sống mấy chục năm. Làm thế nào để biết tuổi của chúng? Phương pháp tin cậy nhất là đếm...

Tại sao người phương Tây kị con số 13?

Trong Kinh Thánh có ghi một câu chuyện như sau: Jesus cùng mười hai tông đồ họp nhau trong lễ Vượt Qua. Đến bữa ăn tối Jesus nói: “Trong số các ngươi...