Khi đi đường, vì sao hai vai lại lắc?

Chỉ cần ta bước đi, hai vai sẽ lắc rất tự nhiên. Nói chung, sự chuyển động này không mất sức. Sau khi đi bộ một quãng đường dài, hai chân đã đau mỏi, bắp chân đã kiệt sức, nhưng hai vai vẫn lắc đi lắc lại một cách nhẹ nhàng. Động tác này là do kết quả của cơ hai cánh tay được co lại một cách có nhịp điệu.

Khi đi đường, vì sao hai tay đưa đi đưa lại? Ban đầu có người cho rằng điều này có thể giảm thấp tiêu hao năng lượng khi đi bộ. Nhưng kết quả đo đạc đã chứng tỏ, việc hai cánh tay đưa đi đưa lại hay không thường không ảnh hưởng đến năng lượng tiêu hao. Cũng có người cho rằng động tác trên có thể hiệu chỉnh vị trí của phần đầu. Vì khi đi bộ, đầu luôn hướng về phía trước; nhưng cùng với hai chân thay nhau bước, phần mông sẽ chuyển động, sự chuyển động này thông qua vai truyền đến đầu, khiến cho đầu khi đi bộ chuyển động sang trái sang phải. Tay và chân thay nhau lắc sẽ khiến cho chuyển động của đầu được triệt tiêu. Nhưng các nhà khoa học qua đo đạc chính xác đã phát hiện thấy, khi đi bộ, mặc dù hai cánh tay không lắc, góc độ chuyển động của cánh tay cũng chỉ khoảng 9 độ; đến phần vai, góc chuyển động còn nhỏ hơn, cuối cùng phần đầu chỉ chuyển động sang trái, sang phải không quá 2 độ, cho nên không ảnh hưởng đến mặt hướng về phía trước. Đương nhiên, lý do này cũng không đứng vững.

Có một số nhà khoa học đã liên tưởng đến việc con người là động vật tiến hóa từ loài vượn 4 chi mà ra. Động vật 4 chi khi đi bộ thì các chi trước và chi sau bước đi rất có quy luật. Con người khi bắt đầu đứng thẳng để đi thì hai chi trước của động vật 4 chi biến thành hai tay. Có người đã làm thí nghiệm: khi người đi đường bó chặt hai tay lại, kết quả cơ bắp của cánh tay vẫn co bóp có quy luật như cũ. Qua đó, có thể thấy việc hai tay lắc lư khi đi bộ là ảnh hưởng của tư thế đi của động vật tứ

chi còn lưu lại. Tác dụng của nó chủ yếu là giữ cân bằng và hài hòa cho tư thế đi đường.

Vì sao Lhasa được mệnh danh là “Thành phố ánh dương”?

Mở tư liệu khí tượng của Lhasa, chúng ta có thể nhìn thấy, bình quân mỗi năm ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố Lhasa có tới hơn 3005.3 giờ đồng hồ,...

Tại sao cá hải quỳ thích sống cùng với hải quỳ?

Trong vùng nước nhiệt đới ở ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, có một loài cá kì lạ sinh sống. Bởi vì diện mạo bên ngoài của chúng ít nhiều giống vai hề trang điểm trên sân khấu, do vậy được gọi là "cá hề".

Vì sao nói rừng xanh là "lá phổi" của Trái Đất?

Rừng xanh là vệ sĩ của thiên nhiên, là trụ cột cân bằng sinh thái. Rừng có thể duy trì sự cân bằng giữa khí cacbonic và oxi trong không khí, còn có...

Cua nhỏ có bao nhiêu biện pháp phòng thân?

Cua là một loại động vật mà con người rất quen thuộc, bất kể là ở nước ngọt, nước mặn, bờ đê, bãi cát, hầu như khắp nơi đều có thể nhìn thấy bóng dáng của chúng.

Tại sao chim bay được?

Con người chúng ta luôn luôn mơ ước được bay trong không trung. Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều phát minh đã phối hợp chế tạo ra những máy móc mô phỏng theo sự quan sát của con người về các loài chim...

Vì sao đường chuyển dời của gió lốc có quy luật nhất định?

Khi theo dõi liên tục vị trí trung tâm gió lốc (áp thấp) chuyển dời và ghi lại trên bản đồ, bạn sẽ phát hiện thấy: đường đi của trung tâm gió lốc tuy...

Tại sao con người lại săn bắt cá voi?

Cá voi là loài động vật khổng lồ to lớn nhất trên Trái đất, nhưng chúng lại là loài động vật hiền từ của biển cả. Trọng lượng của những con cá voi có...

Tại sao đèn pha ô tô phải lắp kính khuếch tán có gân ngang và dọc?

Bạn đã dùng đèn pin bao giờ chưa? Phía trước đèn pin có một tấm kính phẳng. Bạn đã chú ý đến đèn pha ô tô chưa? Đèn pha ô tô cũng có một tấm kính ở...

Con mối có liên quan gì đến nhiệt độ không khí lên cao?

Vào sau những năm 80 của thế kỉ XX, khí hậu toàn cầu dần dần nóng lên, không ít những khu vực đã xuất hiện hiện tượng mùa đông nóng lạ lùng, điều này đã mang đến một loạt những hậu quả không tốt đối với xã hội loài người.