Vì sao giếng cũng có lúc cạn nước?

Giếng tất phải có nước. Ấy là chuyện rất đỗi bình thường.

Ở khu vực tiếp giáp với mặt đất, thông thường là một lớp đất đá vụn được dồn tích lại, và có rất nhiều những khe rãnh để nước trên bề mặt ngấm xuống. Khi tới một độ sâu nhất định, do không thể ngấm qua tầng đá mẹ, nước sẽ tập trung trên bề mặt. Nước được hình thành dưới đất ngay trên tầng đá mẹ được gọi là nước ngầm. Nước trong những giếng đào ấy phần lớn là nước ngầm.

Nước ngầm cũng có bề mặt nước, có điều rất khác so với bề mặt nước trên mặt đất. Không được bẳng phẳng như nước trên mặt đất, nước ngầm tùy vào địa hình cao thấp mà cũng nhấp nhô theo. Khi đào sâu xuống lòng đất, gặp mạch nước ngầm, lúc này chúng ta mới có giếng nước.

Do phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống, cũng như khả năng trữ nước của đất và những thay đổi về khí hậu, nên nước ngầm ở một vùng nào đó không phải là cố định, mãi mãi có nước. Vào mùa mưa, nước dưới đất phong phú, nước ngầm cũng dâng cao; mùa cạn, nước dưới đất cũng trở nên hiếm hoi, nước ngầm cũng vì thế mà ít đi. Một năm thường có những thay đổi như vậy.

Vì thế, khi đào giếng sâu tới mức độ nước ngầm phong phú ngay cả vào mùa cạn thì giếng sẽ quanh năm có nước. Nhưng nếu đào không đủ sâu, sẽ có lúc mạch nước bị khô cạn (đạc biệt là vào mùa khô).

Nhưng cũng có lúc gặp tình trạng thế này: cho dù là giếng đã sâu tới mạch quanh năm có nước thì vẫn có lúc giếng bị khô cạn. Đây thường do những nguyên nhân rất đặc biệt, ví dụ như nhiều năm khô cạn, nước dưới đất trong cả thời kì dài không được bổ sung, khiến mức nước trong mạch nước ngầm thấp, vì thế mà giếng có hiện tượng “khô”. Nguồn nước dưới đất dù sao thì cũng có hạn. Việc khai thác nước ngầm quá mức, đào quá nhiều giếng cũng khiến lượng nước trong giếng hiện nay ít đi rất nhiều.

Xà phòng giặt, xà phòng thơm, xà phòng y học có gì khác nhau?

Vào thời xa xưa người ta đã biết dùng quả bồ kết để giặt quần áo. Ở Châu Âu, thời xưa người ta đã biết dùng tro cây cỏ, mỡ sơn dương và nước để chế...

Vì sao một người cao 1,50 m có thể bị chết đuối trong hồ nước có độ sâu trung bình 1 m?

Nếu có người hỏi bạn “một người cao 1,50 m có thể bị chết đuối trong hồ sâu 1 m hay không?”. Nhất định bạn sẽ trả lời: không.

Tia bức xạ vũ trụ đối với nhà du hành có hại gì?

Trên không của Trái Đất, Mặt Trời là nguồn bức xạ khổng lồ. Từng giờ từng phút nó bức xạ ra một năng lượng rất lớn đối với Trái Đất.

Tại sao sao Kim quay ngược chiều?

Sao Kim, còn được gọi là sao Hôm, hay sao Mai là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời quay từ Đông sang Tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều...

Vì sao Thượng Hải phải cắt dòng nước, hợp lưu để thải?

Thượng Hải là một thành phố đặc biệt ở vùng duyên hải phía đông Trung Quốc. Mục đích phát triển của nó là trở thành trung tâm kinh tế, tiền tệ, mậu...

Vì sao không nên dùng xăng để rửa tay?

Khi sửa chữa xe đạp hoặc ô tô, tay thường dính nhiều vết dầu bẩn. Không ít người thích dùng xăng để rửa tay, hiệu quả rất tốt, thế nhưng dùng xăng để...

Tổng thống Mỹ có phải do nhân dân Mỹ trực tiếp bầu ra hay không?

Chúng ta đọc báo thấy cứ bốn năm một lẩn, mỗi khi có đợt bẩu cử Tổng thống thì những ứng cử viên thuộc Đảng Dân chủ và Đản Cộng hoà đều phải tới các...

Vì sao mùa xuân và mùa thu lại thích hợp với việc câu cá?

Ở các thuỷ vực gẩn bờ biển Nhật Bản có rất nhiều loại cá thích sống ở vùng nước ấm 16 - 25 độ C Vào mùa xuân nước ở gẩn bờ biển ấm dẩn, các loài cá ưa...

Thế nào là nghịch lí Russel và nghịch lí “người thợ cắt tóc”

Ngày nay lí thuyết tập hợp đã trở thành cách dẫn dắt các kết luận toán học, trở thành công cụ quan trọng cho các luận chứng toán học trong các sách...