Vì sao Thượng Hải phải cắt dòng nước, hợp lưu để thải?

Thượng Hải là một thành phố đặc biệt ở vùng duyên hải phía đông Trung Quốc. Mục đích phát triển của nó là trở thành trung tâm kinh tế, tiền tệ, mậu dịch quốc tế, trở thành đô thị lớn quốc tế hoá, hiện đại hoá. Điều đó đòi hỏi một môi trường ưu việt về sinh thái, hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Nước là một trong những bộ phận cấu thành cơ bản của môi trường sinh thái, trong đó sông Hoàng Phố là nguồn nước quan trọng nhất, cũng là tuyến phong cảnh của thành phố. Chất lượng nước sông Hoàng Phố tốt hay xấu quan hệ đến chất lượng sức khoẻ của nhân dân và sản phẩm nông nghiệp. Cảnh quan sông Hoàng Phố liên quan đến hình ảnh của Thượng Hải, một thành phố quốc tế lớn.

Sông Tô Châu còn gọi là sông Ngô Tùng, là nhánh sông lớn nhất trong hệ thống sông Hoàng Phố. Nó bắt nguồn từ cửa khẩu Qua Kinh của Thái Hồ, sau khi chảy qua thành phố Tô Châu, uốn khúc chảy về phía đông xuyên qua thành phố Thượng Hải, hợp với sông Hoàng Phố ở cầu Bạch Độ. Toàn sông dài 125 km, đoạn đi qua khu vực Thượng Hải dài 53,1 km, đoạn sông trong thành phố là 23,8 km. Sông Tô Châu trước đây vốn rất trong và sạch, có nhiều loài tôm cá. Năm 1911, thành phố Thượng Hải xây dựng cống chắn nước phía bắc ở cầu Hàng Phong để lấy nước sông Tô Châu làm nguồn nước. Sau đó, cùng với sự gia tăng của dân số và sự phát triển của công nghiệp, lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp khổng lồ đổ vào sông Tô Châu. Năm 1920, quãng sông Tô Châu trong thành phố xuất hiện hiện tượng nước đen và thối. Vì vậy, năm 1928, cống phía bắc bắt buộc phải dời đi, dùng nguồn nước hạ lưu sông Hoàng Phố làm nguồn nước chính. Sau ngày giải phóng, nền công nghiệp Thượng Hải phát triển nhanh chóng, dân số cũng tăng nhanh khiến cho sông Tô Châu phải tiếp thu 47% tổng lượng nước thải của toàn thành phố. Do đó nước sông ngày càng bị ô nhiễm nặng, phạm vi ô nhiễm mở rộng lên tận thượng nguồn. Đến năm 1978, toàn bộ quãng sông Tô Châu ở trong thành phố đã gây ô nhiễm nguồn nước thành phố rất nghiêm trọng.

Để cải thiện môi trường nước, Thượng Hải đã xây dựng công trình cắt dòng nước ô nhiễm của thành phố để đổ vào cửa khẩu sông Trường Giang. Công trình này khởi công từ năm 1988 đến năm 1990 thì các hạng mục công trình chính được hoàn thành, dùng hệ thống trạm bơm thu gom nước thải sinh hoạt và nước ô nhiễm công nghiệp trước đây đổ vào sông Tô Châu, nay hợp lưu với đường ống chung, bắt đầu từ cửa khẩu Bảo Sơn Trúc Viên dùng hệ thống mở rộng đưa sang cửa khẩu sông Trường Giang, nhằm mượn dòng lưu lượng lớn của sông Trường Giang để làm sạch. Sau khi công trình giai đoạn một đưa vào sử dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều để chất lượng nước sông Tô Châu được cải thiện và phục hồi chức năng cũ.

Từ khoá: Sông Tô Châu; Cắt dòng nước ô nhiễm; Hợp lưu dòng ô nhiễm.

Tại sao vào mùa hè khi mưa nhiều, dưa hấu lại thường không ngọt lắm?

Mùa hè là mùa của các loại dưa bày bán nhiều ở chợ, nào là dưa hấu vừa ngọt vừa nhiều nước, có dưa hồng thơm nức mũi, trở thành những sản phẩm ngon giải khát trong mùa hè của con người

Thế nào là mật mã học?

Nói đến mật mã tự nhiên mọi người liên tưởng đến các hoạt động chính trị, quân sự, nghĩ đến các nhân viên điệp báo. Sự thực thì ngày nay mật mã đã có...

Trong trường hợp không có đèn tín hiệu hoặc biển báo giao thông thì xe cộ đi lại như thế nào?

"Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh hãy đi", "người đi bộ đi trên vỉa hè", đó là những câu nói quen thuộc về luật lệ giao thông cũng là chuẩn tắc mà mỗi công...

Xe đạp trong tương lai sẽ phát triển như thế nào?

Xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân với đoạn đường ngắn tiện lợi hữu ích, nó đã có lịch sử hơn 200 năm. Ngay từ năm 1890, ở Hà Lan, đã xây dựng...

Vì sao “lạnh nhất Tam cửu”, “nóng nhất Tam phục”?

"Lạnh nhất Tam cửu”, “Nóng nhất Tam phục". Hai câu ngạn ngữ này là kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc tích lũy nên qua thực tiễn lâu dài.

Vì sao sâm Ngọc Linh lại quý như thế?

Không chỉ được mệnh danh là “Dược liệu Quốc bảo”, sâm Ngọc Linh Việt Nam còn được xếp là loài sâm quý nhất thế giới bởi sở hữu những hoạt chất quý mà không phải loại sâm nào cũng có.

Trên bàn tay của chúng ta, móng của ngón tay nào mọc nhanh nhất?

Móng của ngón giữa mọc nhanh hơn cả. Thông thường người có ngón tay càng dài thì móng tay mọc càng nhanh (trung bình là 3,75 cm/năm).

Vì sao dùng vệ tinh có thể thăm dò tài nguyên Trái đất?

Vệ tinh dùng để thăm dò và nghiên cứu tài nguyên Trái Đất gọi là vệ tinh tài nguyên. Nó là một loại vệ tinh ứng dụng rất quan trọng.

Tại sao máy tính có thể nghe được?

Khi bạn ngồi trước máy tính và gõ lần lượt các kí tự vào máy thì bạn có thể sẽ có cảm giác là đang đối thoại với người câm.