Trái đất quay quanh Mặt trời như thế nào?

Năm 1543, Copecnic - nhà thiên văn Ba Lan trong tác phẩm vĩ đại "Bàn về chuyển động của các thiên thể" đã chứng minh không phải Mặt Trời quay quanh Trái Đất mà là Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Đó là chuyển động chung của Trái Đất. Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng là 1 năm.

Theo công thức lực vạn vật hấp dẫn để tính sức hút giữa Mặt Trời và Trái Đất ước khoảng 3500 tỉ tỉ Niutơn. Trái Đất quay quanh Mặt Trời với tốc độ 30 km/s, do đó sản sinh lực quán tính ly tâm cân bằng với lực hấp dẫn của Mặt Trời đối với Trái Đất, khiến cho Trái Đất không bị hút vào Mặt Trời mà quay quanh Mặt Trời mãi mãi.

Trên thực tế quỹ đạo của Trái Đất không phải hình tròn mà là hình elíp. Đầu tháng giêng hàng năm Trái Đất đi qua điểm gần Mặt Trời nhất trên quỹ đạo, trong thiên văn học gọi đó là điểm cận nhật, lúc đó Trái Đất cách Mặt Trời 147,1 triệu km. Còn đầu tháng 7 Trái Đất đi qua điểm cách Mặt Trời xa nhất, trong thiên văn học gọi là điểm viễn nhật, lúc đó Trái Đất cách Mặt Trời 152,1 triệu km. Căn cứ nguyên lý này, tháng giêng Mặt Trời mà ta nhìn thấy phải lớn hơn so với tháng 7 một ít. Nhưng vì quỹ đạo của Trái Đất là một hình elíp gần với hình tròn cho nên sự chênh lệch này trong thực tế không rõ lắm, mắt thường không thể phân biệt được, chỉ thông qua đo lường chính xác mới phát hiện được.

Những quan trắc chính xác hơn cho ta biết rằng, quỹ đạo của Trái Đất còn khác một ít so với hình elíp, đó là vì Mặt Trăng cũng như Hoả Tinh, Kim Tinh và các hành tinh khác đều ảnh hưởng lực hút của mình đến chuyển động của Trái Đất. Nhưng vì lực hút đó nhỏ hơn rất nhiều so với lực hút Mặt Trời nên ảnh hưởng rất nhỏ, cho nên quỹ đạo của Trái Đất được xem gần đúng với hình elíp.

Vì vậy, nếu nói một cách chặt chẽ thì quỹ đạo chuyển động của Trái Đất là một đường cong phức tạp. Đường cong này gần giống với đường elíp có độ lệch tâm rất nhỏ, các nhà thiên văn đã hoàn toàn nắm vững quy luật chuyển động phức tạp này của Trái Đất.

Tại sao cây cao su ba lá chỉ có thể trồng được ở phía Nam?

Trong cuộc sống của chúng ta, hầu như hàng ngày đều gặp gỡ với cao su, ví dụ ra khỏi nhà đi xe đạp, đáp ô tô buýt và cả lái máy kéo..

Sơn nhiệt điện dùng để làm gì?

Hiện tại có nhiều loại thiết bị sưởi ấm trong gia đình, tất cả đều có hình thức đẹp mắt, nhưng tất cả đều dựa vào nguyên tắc biến điện năng thành...

Vì sao Mặt trời phát sáng và phát nhiệt?

Mặt trời giống như một Quả cầu lửa nóng bỏng, chói chang. Hàng giờ hàng phút nó đều bức xạ một năng lượng lớn, phát ra ánh sáng và nhiệt trong vũ trụ,...

Vì sao hoá chất diệt cỏ lại diệt được cỏ dại?

Ở thôn quê, nếu chỉ dựa vào sức người để trừ cỏ thì đó là việc hết sức gian khổ. So với cây lương thực thì cỏ dại có sức sống mạnh hơn nhiều, không dễ...

Tiết khí được xác định như thế nào?

Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất 365 ngày 5h48'46, Trái Đất tự quay quanh mình một vòng mất 23h56'4. Vì quỹ đạo quay quanh Mặt Trời không...

Vì sao trước khi mưa giông trời rất oi bức?

Sáng sớm, khi Mặt Trời vừa lên cao, không khí đã rất nóng. Quạt quay vù vù, nhưng mồ hôi vẫn đầm đìa, không những nóng mà còn oi, mọi người đều nói:...

Vì sao lại nói dùng than đá làm nhiên liệu là quá lãng phí?

Từ rất lâu đời, loài người đã biết dùng than đá làm nhiên liệu. Từ khi máy hơi nước ra đời, một lượng lớn than đá được dùng làm nhiên liệu để chạy máy...

Vì sao khi đo góc và đo thời gian lại dùng đơn vị đo theo hệ cơ số 60?

Đơn vị đo thời gian là giờ, đơn vị đo góc là độ, nhìn bề ngoài chúng không hề có mối liên quan gì với nhau. Thế tại sao chúng lại được chia thành các...

Vì sao lại nói số 9?

Không ít người cho rằng số 9 (dấu chấm trên chữ số 9 hàm ý là số 9 được lặp đi lặp lại nhiều lần ở sau dấu phảy thập phân). Cho dù con số 9 có lặp đi...