Like
Share
Copy link
Dạ dày và ruột mỗi ngày phải tiêu hóa 3 bữa ăn. Trong quá trình đó, ngoài việc nhào trộn thức ăn thành dạng hồ, hệ tiêu hóa còn phải tiết ra các chất dịch để phân giải amylase, mỡ và anbumin thành chất dinh dưỡng mà ruột non có thể hấp thụ. Dịch tiêu hóa bao gồm nước bọt, dịch vị và dịch ruột. Những loại dịch này lúc nào cũng có nhưng chỉ được tiết ra nhiều khi chuẩn bị ăn. Để sản xuất dịch tiêu hóa, cơ thể cần có thời gian. Vì vậy, trước khi ăn, tốt nhất là nên nghỉ ngơi một chốc.
Sau khi ăn, dạ dày no căng, ruột cũng sắp khẩn trương làm việc, cần điều động một lượng máu lớn. Nếu lao động nặng hoặc làm việc trí não khẩn trương ngay sau khi ăn, máu trong cơ thể sẽ dồn ra cơ bắp hoặc đại não; dạ dày và ruột chỉ được nhận phần ít ỏi còn lại. Do đó, thức ăn không được tiêu hóa tốt, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về tiêu hóa như chướng bụng hoặc đau dạ dày.
Vì vậy, trước và sau khi ăn, ta đều nên nghỉ ngơi một lát. Sau khi ăn xong không nên làm việc nặng, đọc sách báo hay suy nghĩ nhiều.
Tại sao lại phải luôn thay đổi chậu trồng hoa?
Tại sao con cúi dúi còn có thể sinh tồn được đến ngày nay?
Tại sao lại có một số quả như quả bầu, quả dưa chuột bị đắng?
Động vật được phân loại như thế nào?
Kiến trúc hiện đại và kiến trúc hậu hiện đại có gì khác nhau?
Vì sao ruộng lúa mà nuôi cá thì lúa tốt, cá béo?
Tại sao trời quầng thì gió, trăng tán thì mưa?
Tại sao có thể dùng băng từ để ghi và phát lại âm thanh và hình ảnh?
Có phải Mặt trăng vô danh?