Thế nào gọi là thiên văn học toàn sóng?

Kính viễn vọng từ khi phát minh đến nay chưa đến 4 thế kỷ. Ngày nay đường kính kính viễn vọng quang học rất to, uy lực rất mạnh, vượt xa so với kính viễn vọng thuở ban đầu.

Mặc dù thế, nhiệm vụ chủ yếu của kính viễn vọng quang học vẫn là quy tụ ánh sáng thấy được của các thiên thể chiếu vào kính để nghiên cứu về hình thức chuyển động, kết cấu cũng như trạng thái vật lý và sự cấu thành hoá học của nó.

Bước sóng của ánh sáng thấy được nằm trong khoảng 400 - 700 nm (1 nm = 10-9 m). Nếu xem tầng khí quyển bao quanh Trái Đất là một bức tường thì ánh sáng thấy được chỉ là "một khe nhỏ" rất hẹp trên bề mặt của nó. Nhưng đừng xem thường "khe nhỏ" này. Hơn 300 năm nay sự phát triển của thiên văn học và một loạt kết quả thu được đều thông qua quan trắc của khe nhỏ này mà có.

Ánh sáng thấy được là một loại sóng điện từ. Trong họ sóng điện từ có khá nhiều thành viên. Sắp xếp theo độ dài của bước sóng thứ tự như sau:

- Sóng vô tuyến (hoặc sóng vô tuyến điện) có bước sóng từ 30 m - 1 mm.

- Sóng hồng ngoại có bước sóng: từ 1 mm - 700 nm.

- Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng: từ 700 - 400 nm.

- Tia tử ngoại có bước sóng từ 400 - 10 nm

- Tia X có bước sóng: từ 10 - 0,001 nm.

- Tia γ có bước sóng: < 0,001 nm.

Các thiên thể hầu như đều có bức xạ điện từ này, chẳng qua mức độ mạnh hay yếu khác nhau mà thôi. Vì sao trên mặt đất không nhận được chúng? Nguyên nhân chủ yếu là bị bức tường khí quyển ngăn chặn. Chúng ta có thể quan trắc được loại sóng có bước sóng nằm trong phạm vi từ 300 - 1000 nm và chỉ thế mà thôi.

Bắt đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, các nhà khoa học phát hiện trên bức tường không khí còn có một loại cửa sổ khác, đó là cửa sổ sóng vô tuyến điện. Bắt đầu từ đó đến nay thiên văn học sóng vô tuyến điện đã phát triển rất nhanh, thế giới tự nhiên mà nó miêu tả là bức tranh vô tuyến của các thiên thể.

Sau thập kỷ 40, tên lửa bắn lên tầng cao mấy chục km, có thể mang theo máy móc để chụp được quang phổ tia tử ngoại của Mặt Trời, nhờ đó người ta đã phát hiện ra bức xạ tia X của nó.

Ngày 4 tháng 10 năm 1957, vệ tinh nhân tạo đầu tiên phóng thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới về quan trắc thiên văn bầu trời. Cùng với việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo, con tàu vũ trụ và phòng thí nghiệm lên không trung, chắc chắn con người sẽ xây dựng được một trạm thiên văn bay trên quỹ đạo nằm ngoài tầng khí quyển. Chúng không những có thể quan trắc quang học và vô tuyến mà còn có thể quan trắc được các tia bức xạ X và γ, tia tử ngoại của các thiên thể, thúc đẩy các ngành thiên văn tia tử ngoại, thiên văn tia X, thiên văn tia γ lần lượt ra đời và phát triển nhanh chóng. Ở thập kỷ 40 của thế kỷ XX, ngành thiên văn hồng ngoại đã xuất hiện, nhưng sau đó bị ngưng trệ, mãi đến thập kỷ 60 mới bắt đầu phát triển trở lại.

Ngày nay thiên văn học từ chỗ chỉ có thể quan sát bằng ánh sáng đã phát triển đến mức có thể quan sát được các tia bức xạ, là thời đại thiên văn học toàn sóng.

Trên bầu trời có bao nhiêu ngôi sao?

Đêm trời trong sáng, sao nhấp nháy giống như những đốm bạc khảm lên bầu trời đen mênh mông. Xem kỹ những chấm sáng to nhỏ, mật độ dày thưa khác nhau...

Dữ liệu trong đĩa từ được lưu trữ như thế nào?

Đĩa mềm là thứ mà người sử dụng máy tính cần phải có. Việc lưu trữ dữ liệu và ghi đọc chương trình của máy đều lấy đĩa mềm làm trạm trung chuyển.

Sử dụng điện thoại di động có ảnh hưởng sức khỏe không?

Năm 1990, ở bang Floriđa, Mỹ có một phụ nữ tên là Susan, kiện một Công ty sản xuất điện thoại di động: sau khi sử dụng điện thoại di động của họ sản...

Làm thế nào để khai thác kim loại quý hiếm trong vũ trụ?

Các tiểu hành tinh trong vũ trụ được cho là chứa một khối lượng lớn các kim loại quý hiếm như cacbon, kim cương, titanvà dẩu mỏ, được sinh ra từ bụi...

Tại sao cá hải quỳ thích sống cùng với hải quỳ?

Trong vùng nước nhiệt đới ở ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, có một loài cá kì lạ sinh sống. Bởi vì diện mạo bên ngoài của chúng ít nhiều giống vai hề trang điểm trên sân khấu, do vậy được gọi là "cá hề".

Có phải côn trùng hình gáo là những côn trùng có ích không?

Côn trùng hình gáo là một thành viên có hình dáng rất kì lạ trong vương quốc côn trùng. Chúng giống như nửa quả bóng cao su bị cắt làm hai, hay giống như một cái gáo nước nhỏ, vì thế, côn trùng hình gáo có được cái tên như vậy.

Vì sao vịt không sợ nước mùa đông?

Đông đến, nước lạnh buốt, thậm chí đóng băng. Thò chân xuống là rụt lên ngay như phải bỏng, nếu ngâm lâu, nó tím tái như màu cà.

Thế nào là điện thoại mạng?

Điện thoại mạng chính là hệ thống truyền tiếng nói bằng mạng dữ liệu. Do thường dùng là mạng liên kết, mà mạng liên kết lại dùng tiêu chuẩn IP, cho...

Vì sao các nhà thiên văn dùng kính viễn vọng để quan trắc các vì sao?

Ta thường nói: "sao dày đặc", "không đếm xuể" để hình dung số sao trên trời rất nhiều. Thực ra số sao mắt thường có thể nhìn thấy không nhiều như ta...