Like
Share
Copy link
Phòng triển lãm trưng bày nhiều bức họa vẽ cảnh tuyết bay, khoác lên vạn vật một màu trắng sống động. Nhưng sau nhiều năm, màu tuyết xỉn dần, tranh biến thành cảnh chết. Một nhà hoá học đến triển lãm, dùng bông tẩm hoá chất lau nhẹ mặt tranh. Cảnh tuyết hiện ra lung linh ngay sau đó.
Nhà hóa học đã dùng dung dịch oxi hoá (nước oxy già - H202) để làm biến mất mầu đen trên bức tranh. Ông xử lý được "lỗi thời gian" này vì biết màu tuyết trắng trên bức tranh sơn dầu có thành phần là bột phấn chì (chì II oxit). Phấn chì thường là màu trắng, nhưng nó có thể tác dụng với khí hydro sunfua trong không khí tạo thành chì sunfua màu đen.
Tuy nhiên, vì phản ứng xảy ra chậm, đồng thời, lượng khí hydro sunfua trong không khí ít, nên lượng chì sunfua tạo thành cũng không nhiều. Do vậy màu trắng trên bức họa chỉ bị sẫm màu mà không đen hẳn. Chỉ cần dùng dung dịch H202 lau qua bức tranh thì sẽ biến màu đen của chì sunfua thành phấn chì màu trắng.
Hydro sunfua trong không khí xuất hiện khi chúng ta đốt nhiên liệu. Chẳng hạn trong than đá có từ 1-1,5 % lưu huỳnh, dầu mỏ cũng có lưu huỳnh. Khi đốt cháy nhiên liệu, lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo thành hydro sunfua. Chất này cũng sinh ra trong quá trình thối rữa của động vật
Máy tính có thể thay thế hoàn toàn giáo viên để dạy học không?
Tại sao loài chim khi bay cần vỗ cánh, còn cánh máy bay thì lại cố định bất động?
Thông tin có thể trở thành tri thức không?
Vì sao phải nghiên cứu chuỗi thức ăn?
Vì sao có giấc mộng được nhớ rõ, có giấc mộng không nhớ rõ?
Tại sao nhân sâm chủ yếu mọc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc?
Tại sao máy tính có thể chụp ảnh cho ta?
Vì sao lúc nấc cụt không nên uống nước?
Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?