Tại sao đèn pha chống sương mù của ô tô lại có ánh sáng màu vàng?

Sương dày đặc là một trở ngại lớn cho việc giao thông bằng xe cộ. Khi ô tô gặp sương mù thường phải bật đèn pha chống sương mù ở trước xe, đèn sẽ phát ra ánh sáng màu vàng chói lọi để mở đường, vừa chiếu sáng đoạn đường ở phía trước, đồng thời chỉ rõ vị trí của mình, làm cho xe cộ và người đi bộ ở phía trước có thể nhìn thấy xe qua lớp sương mù dầy đặc, nhanh chóng nhường tránh, đề phòng sự cố va quệt có thể phát sinh.

Ánh sáng do đèn pha chống sương mù phát ra có màu vàng, điều đó được các nhà khoa học sau khi đã nghiên cứu kỹ càng và cho là tốt nhất. Tại sao không dùng màu đỏ nổi bật hơn. Vì ánh sáng loại đèn này có tác dụng khuếch tán, mới có thể làm cho chùm tia sáng phân bổ phía trước với một diện tích rộng nhất, khiến cho người lái xe vừa có thể nhìn rõ mục tiêu lại không cảm thấy chói mắt. Mà cường độ khuếch tán của ánh sáng vàng lại gấp năm lần so với màu đỏ. Do đó dễ thấy rằng, dùng ánh sáng vàng cho đèn pha chống sương mù thì hiệu quả cao hơn nhiều so với ánh sáng đỏ.

Màu vàng không chỉ dùng cho đèn pha chống sương mù trên ô tô. Ở các ngã tư đường phố, vào đêm khuya, người đi bộ thưa thớt, đèn tín hiệu giao thông chỉ có một ngọn đèn màu vàng phát ra ánh sáng nhấp nháy không ngừng, giúp người lái trong đêm khuya có thể nhìn thấy từ xa, kịp thời giảm tốc độ, an toàn lái qua ngã tư.

Có người hỏi, trong quang phổ ánh sáng, độ khuếch tán của màu xanh da trời, xanh lá cây và tím không lớn hơn màu vàng hay sao? Tại sao lại nhất thiết dùng màu vàng cho đèn pha chống sương mù. Nguyên do là ánh sáng màu xanh lá cây từ lâu đã được dùng làm tín hiệu "an toàn" và "có thể thông qua" rồi, còn như màu xanh da trời và màu tím, tuy rằng bước sóng của chúng đều rất ngắn, độ khuếch tán khá lớn, nhưng chúng có một nhược điểm là màu sắc tối, hơn nữa màu sắc của chúng rất gần giống với màu sắc bầu trời lúc rạng đông, buổi hoàng hôn và khi trời râm, mà sương mù lại rất hay xảy ra vào những lúc đó. Trong những trường hợp ấy, nếu dùng ánh sáng màu xanh da trời hoặc màu tím rõ ràng là không phù hợp với yêu cầu về tiêu chí tín hiệu.

Gió Mặt Trời là gì?

Mặt Trời cũng có gió, đó là gió Mặt Trời. Tên gọi "gió Mặt Trời" được đưa ra từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX.

Ánh sáng “vô địch vũ trụ” về tốc độ

Các nhà vật lý đã khẳng định rằng vận tốc ánh sáng (xấp xỉ 300.000 km/giây) là cực đại trong vũ trụ.

Tại sao có lúc sư tử lớn muốn ăn sư tử con?

Cho dù cùng chung sống trong một bầy thì những con sư tử trưởng thành cũng không sống cùng những con sư tử nhỏ, coi như đôi bên không có quan hệ cốt nhục.

Vì sao sợi tổng hợp hay bị xù lông, bị vón thành cục?

Trong vô số mặt hàng dệt may, hàng may bằng sợi tổng hợp hoặc có pha sợi tổng hợp được nhiều người ưa chuộng, sợi tổng hợp có nhiều ưu điểm: bền, khó...

Tốc độ chuyển động của 9 hành tinh lớn trong hệ Mặt trời là bằng bao nhiêu?

Tuỳ thuộc vào lực hấp dẫn và khoảng cách của chín hành tinh trong hệ Mặt trời với Mặt trời mà các hành tinh có chu kỳ và dạng quỹ đạo elip khi chuyển...

Tại đường ray tàu hỏa lại làm bằng thép?

Tàu hoả ban đầu là loại tàu bánh gỗ chạy trên đường ray bằng gỗ, lực cản lăn rất lớn...

Tại sao trong trai, sò có ngọc?

Cái nôi sinh ra hạt trân châu là loài động vật nhuyễn thể như con sò, trai ngọc biển và trai nước ngọt. Có nhiều người nghĩ trai, sò càng lớn thì hạt trân châu bên trong chúng càng to...

Tầng khí quyển dày bao nhiêu?

Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất, càng lên cao thì mật độ càng thưa loãng, và tiến dần vào trong không gian Vũ Trụ.

Tại sao khi đứng sát tường chúng ta không thể đứng bằng một chân?

Nếu bạn đứng theo thế "kim kê độc lập", tức là đứng bằng một chân, bạn có thể giữ được tư thế này trong một thời gian...