Vì sao lợi dụng từ trường để phát điện có thể tiết kiệm được năng lượng?

Việc lợi dụng nhiệt của than, dầu v.v... để phát điện đang là một phương ảnh hữu hiệu, đặc biệt đối với những vùng thiếu nước. Có điều dùng nhiên liệu tạo nhiệt lực để phát điện vô cùng tốn kém, hiệu suất nhiệt của nhiên liệu lại thấp, cao nhất cũng chỉ đạt 35%, tức là cứ 100.000 Kw do nhà máy nhiệt điện sản xuất ra thì tiêu tốn 350.000 tấn than tiêu chuẩn. Đây quả là một sự lãng phí vô cùng lớn.

Vì sao hiệu suất nhiệt của nhiên liệu để phát điện lại thấp? Trước tiên người ta phải đốt nhiên liệu làm cho nước sôi biến thành khí, sau đó lợi dụng sức của dòng hơi để đẩy cho tua bin điện quay tạo ra điện. Nhiệt năng của nhiên liệu được gián tiếp chuyển hóa thành điện năng. Vậy, có thể trực tiếp biến nhiệt năng của nhiên liệu thành điện năng để giảm bớt những tổn thất trong bước chuyển hóa trung gian, nâng cao hiệu suất nhiệt được không? Hiện tại, người ta đã tìm ra một phương thức phát điện trực tiếp, đó chính là dùng từ trường để phát điện.

Nguyên lý phát điện bằng dòng từ trường cũng giống như nguyên lý phát triển của máy phát điện tua bin khí phổ thông, đều là kết quả của việc đưa vật dẫn điện vào chuyển động trong từ trường. Điểm khác nhau là vật dẫn điện của máy phát điện dòng từ trường là dòng khí cao tốc, còn vật dẫn điện trong máy phát điện tua bin là nhiều vòng dây kim loại. Máy phát điện dòng từ trường do ba bộ phận chủ yếu cấu thành là buồng đốt.nhiên liệu, đường phát điện và từ tính vật thể .Buồng đốt nhiên liệu sinh ra vật dẫn từ tính ở nhiệt độ cao, đáy của buồng có một ống gia tốc, thông qua ống này dòng khí tốc độ cao với 1000m/giây sẽ xuyên qua đường phát điện giữa từ trường, cắt chuyển động của đường lực từ. Các điện tử tự do của vật dẫn điện sẽ căn cứ vào nguyên lý cảm ứng từ để định hướng vận động, khi cực điện của đường phát điện được nối thông với phụ tải, lúc này dòng điện đã thông.

Dòng từ trường phát điện sinh ra nhờ nhiệt năng của nhiên liệu được trực tiếp chuyển thành điện năng có ích, nên đã tiết kiệm được khâu biến nhiệt năng thành động năng. Vì vậy thiết bị của nó đơn giản, không cần phải có hơi nước cũng như nước làm mát, không cần phải có các bộ phận truyền dẫn khác hiệu suất nhiệt cao, có thể đạt 60% trở lên.

Bầu trời rộng lớn như thế, tại sao máy bay lại có thể va chạm nhau?

Người xưa có câu "Thiên cao nhiệm điểu phi" dùng để hình dung trên bầu trời bao la vô cùng tận, loài chim có thể tự do tha hồ bay lượn. Nhưng ngày nay...

Kỹ thuật CT chẩn đoán bệnh như thế nào?

Từ sau khi tia X. được nhà vật lý Lơnxin phát hiện, nó đã phát huy tác dụng to lớn trong y học; đặc biệt, từ khi xuất hiện kỹ thuật chụp CT thì hiệu...

Tại sao dễ nhớ những công việc chưa xong?

Trong cuộc sống, có những việc hoàn thành hôm trước, hôm sau nó đã bay sạch khỏi đầu ta, cứ như chưa hề hiện diện vậy. Ấy thế mà những việc chưa xong,...

Tại sao thực vật lại có nhiều mùi vị khác nhau như vậy?

Hàng ngày, chúng ta ăn các loại thực vật, chúng có mùi vị khác nhau. Đó là vì trong mỗi tế bào của chúng có các chất hóa học khác nhau.

Vì sao phải giám sát và đo ô nhiễm môi trường?

Ô nhiễm môi trường là kẻ thù chung của nhân loại. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của những người làm công tác bảo vệ môi trường là trừ bỏ ô nhiễm, làm cho môi...

Vì sao một số thành phố công nghiệp trên thế giới có mặt đất bị lún?

Ở Thượng Hải – thành phố công nghiệp lớn nhất Trung Quốc, người dân phát hiện thấy mặt đất của thành phố đang bị lún dần. Từ những năm 20 của thế kỷ...

Tháp năng lượng gió được xây dựng và phát điện như thế nào?

Gió lốc là một vòng xoáy không khí xoay tròn với tốc độ cực lớn được sản sinh ra trong đám mây mưa, áp suất không khí ở trung tâm của nó rất thấp, chỉ...

Có phải mọi người máy đều được làm từ sắt thép không?

Nói tới người máy, bạn chắc là sẽ liên tưởng tới máy móc trong nhà máy. Chúng phần lớn được tạo thành bởi những vật liệu sắt thép hoặc vật liệu kim...

Người câm điếc có thể dùng điện thoại không?

Maria là cô gái câm điếc sinh ra tại đất nước Ôxtrâylia. Lúc ba tuổi, do sự cố trong điều trị mà từ đó cô phải sống trong thế giới vô thanh.