Tại sao lại phải cắt tỉa cành lá cho cây bông?

Việc cắt tỉa cành lá cho cây bông có tác dụng rất lớn cho tăng sản. Đó là vì, sau khi cắt tỉa cành lá, trước tiên điều chỉnh tình trạng chất dinh dưỡng trong cơ thể cây, giảm sự tiêu hao chất dinh dưỡng vô ích, khiến cho quả bông non có đủ chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng phát dục của nó, từ đó có thể giảm sự rụng bông và chín sớm. Thứ hai, sau khi cắt tỉa cành, đã cải thiện điều kiện thông gió của ruộng bông, ruộng bông ở tiểu khí hậu cũng được cải thiện, tăng nhiệt độ, giảm độ ẩm, giúp cho nụ hoa ở dưới cũng có đủ ánh sáng, tăng năng suất quang hợp và hạn chế hoạt động của sâu bệnh, giảm bông bị hỏng. Kĩ thuật cắt tỉa cành lá cho cây bông gồm có cắt tỉa cành, cắt ngọn, cắt tâm biên, cắt lá già, lá bệnh và cành rỗng, cắt mầm thừa. Nhưng do tình hình sinh trưởng của cây bông khác nhau, thời kì cắt tỉa và phương pháp cũng có chỗ khác nhau, không thể áp dụng một cách cứng nhắc. Nên căn cứ vào tình hình sinh trưởng của mỗi cây bông mà ứng dụng linh hoạt.

Cắt tỉa cành lá: lá cành của cây bông (cũng gọi là cành dinh dưỡng hoặc cành đực) không trực tiếp ra hoa kết quả, nhưng tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng, dẫn tới cành quả ra hoa kết quả muộn, hơn nữa sự sinh trưởng của lá cành nhanh, sẽ che phủ quá nhiều, ánh sáng không đủ, thường dẫn tới việc cành cây không dài, tăng sự rơi rụng những quả bông, vì vậy phải cắt tỉa bớt lá đi. Cắt cành lá thường là sau khi cây bông thấy nụ hoa khi có thể phân biệt rõ cành quả và cành lá thì tiến hành.

Cắt tỉa ngọn: sau khi cây bông lớn đến một thời kì nhất định, cắt bớt những chiếc mầm ngọn trên thân chủ của cây bông đi gọi là cắt ngọn. Mục đích của tỉa ngọn cây chủ yếu là phòng ngăn chồi ngọn trên thân chủ vào thời kì kết quả, phát triển lên một cách tùy tiện, tiêu hao chất dinh dưỡng, khiến cho chất dinh dưỡng có thể tập trung cung cấp cho nụ bông và quả bông phát dục, như vậy thì có thể giảm sự rơi rụng nụ bông, tăng kết quả và sớm thụ hoa. Đây là một biện pháp quan trọng nhất trong kĩ thuật cắt tỉa. Nói chung, thời gian tỉa ngọn tốt nhất là khoảng 75 ngày trước khi có sương sớm. Thường khoảng (hạ tuần tháng 7 đại thứ) cho đến lập thu (thượng tuần tháng 8) tiến hành là khá phù hợp.

Tỉa tâm biên: đầu ngọn của cành quả gọi là tâm biên. Tỉa tâm biên chính là hái bớt ngọn của cành quả. Tác dụng của phương pháp này chủ yếu là ngăn mầm ngọn của cành quả tiếp tục sinh trưởng ra bên cạnh, điều tiết chất dinh dưỡng trong cây bông, cải thiện thông gió chiếu sáng, từ đó có thể giảm sự rơi rụng nụ hoa bông, tăng sản lượng. Tỉa tâm biên thường phải tiến hành theo tốp, ngắt sớm, ngắt nhẹ là thích hợp. Thời gian tỉa tâm biên nên chọn khi trên cành quả có số lượng mấu quả nhất định. Nói chung cành quả ở phần giữa và dưới lá có 3 – 4 nụ hoa, phần trên có 2 – 3 nụ là được. Và nên lúc cành quả của cây chưa đan xen vào nhau hay ruộng bông chưa có hiện tượng che phủ dày.

Cắt tỉa cành lá già, lá bệnh, cành rỗng: mật độ cây bông khá dày, sinh trưởng nhiều và rậm rạp, có trở ngại cho việc thông gió, thông ánh sáng, thời kì ra hoa, có thể ngắt những lá già ở phía thân chủ một cách thích hợp, tạo ra ruộng thông gió thông sáng tốt, giảm độ ẩm, giảm nụ bông hỏng. Đến thời kì nở bông tơ nếu cây bông vẫn có hiện tượng dày đặc, có thể tiếp tục ngắt tỉa bớt lá già và cắt những cành quả rỗng mà quả bông đã rụng hết đi.

Cắt tỉa mầm thừa: khi ngắt ngọn quá sớm, thân chủ cây bông, mấu của cành quả thường sinh ra rất nhiều mầm lá nhỏ. Những mầm này thường không thể kết quả, vừa tiêu hao chất dinh dưỡng vừa dễ tạo ra sự che lấp, ảnh hưởng đến sự phát dục nụ hoa bông, cho nên gọi là “mầm thừa”. Nên lúc thấy thì ngắt ngay.

Thực nghiệm chứng minh, cây bông qua cắt tỉa, hiện tượng rụng bông có thể giảm khoảng 12%.

Vì sao thực phẩm nở xốp dễ được cơ thể hấp thụ, tiêu hoá?

Chắc bạn đã từng ăn bỏng gạo hoặc bỏng ngô rồi. Để làm bỏng ngô hoặc bỏng gạo, người ta cho ngô hạt (gạo hạt) vào bên trong một bình bằng thép.

Vì sao có người dễ chảy máu mũi?

Bình thường mũi không chảy máu. Mũi dễ chảy máu có thể là do bản thân lỗ mũi có bệnh, cũng có

Làm thế nào mà các cửa hiệu có thể khống chế chất lượng hàng hoá nhập?

Khi đi mua hàng người ta hy vọng mua được hàng hoá chất lượng tốt nên khi chọn hàng, nói chung họ phải đọc kĩ giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá. Về...

Vì sao Trái Đất lại có nhiều nham thạch đến thế?

Trên Trái Đất khắp nơi đều có đá. Có một số vùng bề mặt là bùn cát, nhưng phía dưới là đá.

Vi sinh vật có những đặc điểm gì?

Trong vương quốc của sinh vật có một loại sinh vật đơn bào đặc biệt nhỏ, do vậy các nhà khoa học gọi chúng là vi sinh vật.

Thế nào là định lí lớn Ferma?

Chúng ta đều biết phương trình x2 + y2 = z2có vô số nghiệm khác không.

Tại sao chim bay được?

Con người chúng ta luôn luôn mơ ước được bay trong không trung. Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều phát minh đã phối hợp chế tạo ra những máy móc mô phỏng theo sự quan sát của con người về các loài chim...

Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Bệnh lặn nước còn được gọi là bệnh giảm áp, chủ yếu là do khí nitơ trong không khí dưới điều kiện áp suất cao trong nước đã hoà tan quá nhiều vào...

Điện thoại điều khiển theo chương trình là gì?

Kể từ chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời đến nay đời sống con người đã có nhiều biến đổi to lớn. Có người đề xuất liệu có thể sử dụng kĩ thuật máy...