Vì sao có thể dùng tiếng ồn làm hình phạt?

Thời Trung Quốc cổ đại người ta đã dùng tiếng chuông để xử tử phạm nhân. Họ trói phạm nhân vào một cái chuông to, dùng tiếng chuông kích thích khiến cho phạm nhân vật vã đến chết. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức đã từng sử dụng hình phạt bằng tiếng ồn rất tàn nhẫn: ba mặt của phòng thẩm vấn đều được xây bịt kín bằng tường xi măng, trong đó đặt một cái loa và một cái còi phát ra tiếng ồn rất đáng sợ. Phạm nhân dưới sự kích thích của tiếng ồn người nảy lên như bị điện giật. Ban đầu là đứng không vững, sau đó mồ hôi đầm đìa, toàn thân co rúm, tiếp theo là gào thét, mắt đỏ mọng và cuối cùng giãy giụa, đập đầu vào tường để chết. Dưới tiếng ồn rất mạnh, nhiều người vì bị phá vỡ màng tai mà chết.

Tiếng ồn có thể phân làm hai loại: một loại là tiếng ồn bình thường, có thể nghe thấy và không bị bất ngờ, như tiếng ồn của xe cộ đi lại trên đường, tiếng tàu hỏa định kì hàng ngày và những tiếng ồn ào khác trong cuộc sống đô thị, tiếng ồn của máy móc đều là những tiếng ồn có qui luật. Một loạt tiếng ồn khác là tiếng ồn không có qui luật và không thể biết trước được, như tiếng bom nổ, tiếng rít xé tai, v.v.. loại tiếng ồn không có qui luật này rất tổn thương đến tâm lí, sinh lí của con người. Nếu tiếng ồn có cường độ mạnh xảy ra đột ngột dễ gây ra phản ứng có tính sinh lí đối với cơ thể người, người ta gọi đó là phản xạ giật mình khiến cho cơ thể phát sinh các chứng như cơ bụng căng thẳng, chớp mắt, ra mồ hôi lạnh, huyết áp tăng cao, v.v.. Nó tác hại đến chức năng bình thường của cơ thể. Đơn vị tiếng ồn là dB (đêxiben). Thông thường ban ngày tiếng ồn vượt quá 55 dB đã được xem là ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng. Theo thống kê, với âm thanh cao 95 dB, 39% số người bị váng đầu; 27% bị đau đầu, 18% bị chán ăn, 27% trí nhớ giảm sút, 27% người bị đau dạ dày, 32% bị mất ngủ, 22% bị nôn nao.

Khi thành phố Thượng Hải xây dựng cầu Nam Phố, tiếng ồn đóng cọc đạt đến 105 dB liên tục ngày đêm làm cho lợn của dân cư vùng xung quanh đều chết. Những năm 50 của thế kỉ XX, có loại máy bay tốc độ 1.100 km/h, bay ở tầm cao 60 m, tiếng rít của nó có cường độ vượt quá 150 dB gây rung động làm đổ sập một ngôi nhà. Có thể thấy tiếng ồn lớn quả thực gây nguy hiểm chết người. Vì vậy dùng nó làm hình phạt cũng không có gì là lạ.

Từ khoá: Tiếng ồn; Đêxiben.

Người mắt màu nâu sẽ phản xạ tốt hơn người có mắt màu xanh?

Đúng. Nói chung, những người mắt nâu hay đen có khả năng phản ứng nhanh hơn những người mắt màu nhạt.

Vì sao xuất hiện chớp dạng hình cây và hình cầu?

Vào lúc chạng vạng tối của mùa hè, đám mây hồng đi qua làm nóng mặt đất, cộng thêm tác dụng tiềm nhiệt của hơi nước đóng băng lan rộng rất cao và dẩy,...

Vì sao nước giải khát, nước khoáng không thể thay thế cho nước đun sôi để nguội?

Khi dạo phố, ở đâu ta cũng nhìn thấy nước giải khát và nước khoáng. Ngày nay, khi nguồn nước ngày một bị ô nhiễm thì những mặt hàng nước giá cả không...

Ai có thể đi trên than hồng?

Bạn có thể vào phòng tắm hơi ở nhiệt độ 90 độ trong vòng mười phút nhưng lại không chịu được khi nhúng tay vào nước nóng hay kim loại ở nhiệt độ ấy....

Công trình thủy lợi Tam Hiệp, Trường Giang có gây ảnh hưởng cho môi trường không?

Công trình thuỷ lợi Tam Hiệp, Trường Giang địa thế rất hiểm trở. Hai bên bờ dốc núi dựng đứng, độ chênh từ đáy sông đến đỉnh núi là 700 – 800 m, chân...

Tại sao cúc điềm điệp có thể tạo ra đường được?

Phàm là chất mà đầu lưỡi chúng ta cảm thấy ngọt chính là vị đường. Đường là một vị hầu như không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con...

Thế nào là "ô tô thông minh"?

Có một loại ô tô như thế này, khi nó chạy nhanh trên đường, nếu đằng trước bỗng nhiên có người băng qua, hoặc phát hiện đằng trước có vật chướng ngại,...

Tại sao chuột cõng lại có thể giả chết như thật?

Chuột cõng sinh sống ở vùng nhiệt đới Châu Mĩ, còn có tên gọi là chuột túi "Châu Mĩ", điểm không giống với chuột túi ở Australia là túi đựng con của thú cái chưa hoàn thiện.

Vì sao cây trên núi thấp hơn cây ở đồng bằng?

Trên núi cao, cây cối phong phú không kém gì đồng bằng, nhưng để ý bạn sẽ thấy, nếu không thuộc dạng "còi đẹn" hay "kẹ" thì chúng cũng là những "chú...