Vì sao có người mộng du?

Mộng du là một hành vi vô ý thức có liên quan với giấc ngủ, cũng là một hiện tượng ngủ mà hàng trăm, hàng nghìn năm nay chưa được giải thích rõ ràng.

Ta thường gặp trường hợp như thế này: Người mộng du sau khi ngủ say đột nhiên đứng dậy mặc quần áo, sau đó đi ra ngoài một vòng, hoặc làm một vài việc nào đó rồi lại trở về nằm ngủ, tự mình không hề biết những việc mình đã làm.

Các nhà khoa học khi nghiên cứu mộng du đã phát hiện: Một số trường hợp mộng du có liên quan đến sự trở ngại của công năng não. Trong trường hợp bình thường, nếu khi ngủ mà nhãn cầu chuyển động nhanh thì đại não sẽ truyền mệnh lệch hành động cho hệ thống vận động cơ bắp (ví dụ: Nếu mộng thấy hỏa hoạn, đại não sẽ mệnh lệnh cho hai chân chạy mau). Nhưng con người còn có một cơ chế tự hãm khác, tức là khi ngủ, cơ thể không để cho tín hiệu truyền đến hệ thống vận động cơ bắp, giúp ta có thể ngủ yên ổn trên giường. Nếu cơ thể tự hãm này mất sự điều hòa thì con người sẽ sản sinh hành động, xuất hiện hiện tượng mộng du.

Trong các thống kê về quan sát người mộng du, người ta phát hiện đa số họ ở lứa tuổi dưới 15; có thể do sự phát triển đại não của họ chưa thành thục, vỏ đại não thiếu công năng khống chế. Nói chung, sau khi đến tuổi thành niên, chứng mộng du sẽ tự động mất đi. Vì vậy, nếu mộng du không phải là bệnh thuộc về khí chất đại não thì thông thường không cần chữa trị. Có trường hợp vì tâm tính hoảng sợ, lo lắng quá mức nên sinh ra mộng du hoặc làm cho chứng mộng du nặng thêm. Lúc đó, cần phải tìm cách xóa bỏ trạng thái tâm lý lo sợ trên.

Đương nhiên, cũng có không ít người mộng du vì não bộ bị cảm nhiễm, chấn thương hoặc có bệnh động kinh. Đối với trường hợp này, phải đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

Vì sao bốn mùa trong năm không dài như nhau?

Mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một năm chia cho 4, mà được căn theo thời tiết phục vụ nhà nông. Vì thế, nó chẳng liên quan gì đến phép chia đều.

Tại sao sinh vật có thể bị tuyệt chủng?

Chim Đô Đô và chim bồ câu Bắc Mĩ là những sinh vật đã từng tồn tại trên Trái Đất với số lượng lớn và sớm đã trở thành di vật của lịch sử. Những loại động vật quý hiếm khác như hổ Đông Bắc, voi Châu Phi, hắc tinh tinh...

Vì sao cỏ quyển bá quấn đã khô ngâm vào nước lại có thể tươi lại?

Bạn đã từng nghe nói về cỏ quyển bá quấn chưa? Loại cỏ này kì lạ lắm. Bình thường, bạn có thể để khô, cất vào một góc, lá quyển bá quấn sẽ cuộn lại,...

Tại sao khủng long lại bị tuyệt chủng?

Trong lịch sử phát triển của sinh vật học, có rất nhiều loài động vật sau khi xuất hiện lại biến mất. Vì vậy chúng ta không cảm thấy kì lạ, bởi vì động vật tuyệt chủng trên thực tế là một giai đoạn tất yếu trong lịch sử tiến hoá của sinh vật.

Vì sao dùng giấy ráp cát thô lại đánh bóng được đồ vật?

Chắc nhiều người đã quen dùng giấy ráp để đánh bóng các đồ vật. Giấy ráp là loại giấy trên mặt giấy có trải một lớp cát, bề mặt giấy thô ráp, nhưng...

Vì sao khí quyển có hiện tượng “triều”?

Những người sống ở vùng ven biển đều biết rằng, nước biển trong một ngày có lúc dâng lên có lúc hạ xuống. Hiện tượng mực nước biển lên xuống này là do...

Mỗi người làm thế nào để bảo vệ môi trường?

Khí hậu ấm dần lên, lỗ thủng tầng ôzôn, mưa axit, chất thải độc hại, sinh vật hoang dã bị tiêu diệt, không khí, nguồn nước và đất đai bị ô nhiễm, v.v.

Vì sao phải quy định điều kiện thời tiết để sân bay đóng hay mở cửa?

Chúng ta đều biết máy bay là công cụ giao thông chủ yếu vận chuyển hàng hoá và hành khách cự ly xa. Trong quá trình cất cánh, hạ cánh và bay thường do...

Thế nào là máy bay vũ trụ?

Máy bay vũ trụ (tàu con thoi) là một thiết bị đã được nghiên cứu, tên gọi đầy đủ của nó là Máy bay hàng không vũ trụ. Nghe tên thì biết, nó vừa bay...