Vì sao phải cẩn thận khi tắm hơi?

Tắm hơi do người Phần Lan phát minh ra. Hồi đó, nhà tắm còn là một căn phòng bằng gỗ dựng bên bờ hồ. Trong phòng đầu tiên đốt lửa cháy, đặt một hòn đá trên ngọn lửa, đợi đến khi đá nóng đỏ thì khoát nước lã lên, khiến hơi nước bốc ngùn ngụt trong căn phòng nhiệt độ tăng cao. Người tắm cởi trần ở trong phòng một thời gian, mồ hôi toàn thân đầm đìa thì đi ra ngoài và nhảy xuống hồ nước lạnh. Sau đó dùng cành cây có dầu thơm đánh khắp mình, cứ làm như thế liên tục nhiều lần.

Ngày nay, tắm hơi đã mở rộng ra khắp thế giới. Nhiều khách sạn và những tắm sang trọng cũng dùng cách tắm này. Cách tắm ngày nay nói chung là xả hơi nước nóng vào phòng tắm, trong một thời gian

ngắn, nhiệt độ trên mặt da lên đến 38-40 độ C. Người tắm ở trong phòng 5-10 phút, sau đó tắm nước lạnh cho nhiệt độ trên da xuống thấp 4-8 độ C. Cũng có người bắt chước cách tắm của người Phần Lan: Trong một góc của phòng tắm đặt một lò lửa, trên ngọn lửa để một tảng đá to, khi hòn đá nóng thì khoát nước từ một thùng cạnh đó lên hòn đá... Hiệu quả cách tắm này rất tốt, người tắm còn có thể hưởng thụ niềm hứng thú, vì vậy rất được ưa thích.

Vì sao nhiều người nghiện tắm hơi? Nó có lợi gì cho sức khỏe? Đó là vì khi đắm mình trong nhiệt độ cao thì mồ hôi ra rất nhiều; mỗi lần tắm, người có thể ra khoảng nửa lít mồ hôi. Cứ hai tuần tắm một lần, liên tục 4-5 tháng, tình trạng hấp thu đào thải của cơ thể sẽ được cải thiện, trọng lượng giảm. Việc tắm hơi cũng khiến cho nhịp tim và mạch đập tăng, huyết áp hơi cao, mạch máu dưới da giãn nở, kết quả tương tự như rèn luyện thể dục chạy đường dài, có lợi cho việc tăng cường thể chất, đề phòng các chứng cảm gió, lưng đau mỏi và đau khớp...

Nhưng việc tắm nóng lạnh không đúng cách cũng dễ gây nguy hiểm hoặc đột tử. Người tắm lần đầu, đặc biệt là người già, chỉ nên ở trong phòng hơi nước nhiệt độ cao nhiều nhất 5 phút, về sau thích ứng dần mới có thể tăng thời gian lên, nhưng mỗi lần không vượt quá 10 phút, nếu không sẽ dễ nguy hiểm. Người đang sốt, người mất nước, người mới uống rượu hoặc vừa tập luyện xong (cơ thể đang thiếu nước) không nên tắm hơi ngay, nếu không sẽ bị ra mồ hôi quá nhiều, rất có hại. Người điên hoặc bị bệnh tim, phổi đều không nên tắm hơi. Người bị bệnh viêm gan A và phụ nữ tiền mãn kinh lúc tắm phải rất cẩn thận.

Vì sao dưới bồn địa Talimu khô ráo lại có nhiều nước ngầm?

Bồn địa lớn nhất Trung Quốc - miền Trung bồn địa Talimu là sa mạc Takhơlamakan. Ở Duy Ngô Nhĩ, Takhơlamakan có nghĩa là "vào mà không ra được".

Tại sao cây thuốc lá ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đặc biệt tốt?

Trung Quốc có nhiều nơi trồng cây thuốc lá, nhưng lá cây thuốc lá ở tỉnh Vân Nam tốt nhất. Trong 13 loại thuốc lá nổi tiếng mà toàn quốc chọn lựa thì...

Vì sao các kết cấu tam giác lại có tính ổn định cao?

Khi bạn ngồi lên ghế đẩu hoặc ghế tựa, nếu gặp phải chiếc ghế bị xộc xệch, tự nhiên là bạn sẽ tìm ít thanh gỗ để gia cố lại, thế nhưng ta cần đóng...

Tại sao người Nhật thích mặc Kimono?

Hoà Phục (quần áo Nhật Bản) là trang phục truyền thống của người Nhật Bản, người Nhật gọi nó là Kimono. Ở Nhật Bản, Kimono xuất hiện cho đến nay đã...

Tại sao trước khi thiết kế công trình cần phải tiến hành thăm dò địa chất?

Thiết kế một công trình kiến trúc, dù là kiến trúc loại nhỏ một, hai tầng hay toà nhà mấy chục tầng, đều phải tính toán trọng lượng chung của công...

Tại sao cần phát triển phương thức vận chuyển bằng côngtenơ?

Trên các con đường của các thành phố hiện đại, bạn thường có thể thấy những chiếc xe tải lớn, kéo theo đằng sau một chiếc hòm sắt lớn hình chữ nhật. Ở...

Điện thoại điều khiển theo chương trình là gì?

Kể từ chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời đến nay đời sống con người đã có nhiều biến đổi to lớn. Có người đề xuất liệu có thể sử dụng kĩ thuật máy...

Vì sao mắt người lại mọc phía trước mặt?

Nhiều người nghĩ, nếu mắt người mọc ở những chỗ khác trên cơ thể thì có lẽ sẽ hay hơn. Cách nói đó có đúng không? Các nhà khoa học đã giải đáp vấn đề...

Tại sao loài tre lại không phát triển to bề ngang thân như các loại cây khác?

Có rất nhiều loài cây càng lớn thân càng to, như cây bạch dương Canađa, lúc mới trồng chỉ bé bằng chiếc đũa, sau một đến hai năm thân cây to dần ra và...