Làm thế nào biến đường đỏ thành đường trắng?

Đường trắng thường được gọi là đường mía vì được chế tạo từ nước ép cây mía. Ở một số nước xứ lạnh, đường trắng được chế tạo từ nước ép củ cải đường. Cho dù sản xuất từ mía hay củ cải đường, ban đầu đường sản xuất ra đều có màu đỏ do còn nhiều tạp chất nên thường gọi là "đường đỏ". Loại đường trắng có màu trắng phau như tuyết là từ đường đỏ mà sản xuất ra. Làm thế nào để biến đường đỏ thành đường trắng?

Hơn 600 năm trước, loài người đã dùng một loại cây, đốt ra để lọc sạch đường, ngày nay người ta cũng dùng than gỗ (than hoạt tính) để biến đường đỏ thành đường trắng.

Trong các nhà máy đường, công nhân cho than gỗ vào nước đường đỏ, khuấy trộn, lọc, bấy giờ nước đường đỏ sẽ biến thành dung dịch không màu. Đem cô đặc rồi kết tinh sẽ thu được đường trắng.

Điều bí mật ở đây chính là than gỗ. Dưới kính hiển vi, trông than gỗ giống như tổ ong, có nhiều lỗ nhỏ, có diện tích bề mặt lớn. Các chất có diện tích bề mặt lớn có đặc tính là hấp phụ rất mạnh các chất khác. Than gỗ có diện tích bề mặt lớn nên có khả năng hấp phụ rất mạnh. Các chất màu trong đường đỏ khi "đi qua" bề mặt than gỗ dễ bị hấp phụ lên bề mặt than gỗ. Sau khi lọc than gỗ khỏi nước đường, nước đường đỏ trở thành không màu. Khi cho bay hơi sẽ cho đường trắng kết tinh, bấy giờ trong đường vẫn còn ít tạp chất nên chưa thật trắng lắm. Nếu lại đem hoà tan đường vừa chế tạo được vào nước thành dung dịch nước đường đậm đặc, để ủ ấm đường sẽ kết tinh chậm, ta sẽ thu được khối đường lớn màu trắng, đó là đường phèn. Theo tài liệu còn ghi chép lại, vào thời nhà Tống ở Trung Quốc đã chế tạo được đường phèn. Ở nước ta, đường phèn xuất hiện khá sớm ở tỉnh Quảng Ngãi và từ lâu là một trong các loại đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi.

Từ góc độ hoá học thì đường đỏ, đường trắng, đường phèn đều là đường mía, chúng khác nhau chỉ do có độ tinh khiết khác nhau: Đường đỏ là đường thô có nhiều tạp chất. Đường trắng là đường tinh khiết, còn đường phèn là rất tinh khiết, trong phân tử đường mía có 3 loại nguyên tố: cacbon, hyđro và oxy, là do một phân tử đường fructoza kết hợp một phân tử đường glucoza và mất đi một phân tử nước cho một phân tử đường mía (saccaroza).

Đứng về góc độ dinh dưỡng, tuy đường phèn có hàm lượng đường lớn hơn đường trắng và đường đỏ một chút, nhưng thực tế chất lượng không khác nhau lắm, chẳng qua chỉ khác nhau vẻ bề ngoài mà thôi.

Tại sao trang hình VCD phát ra có lúc lại xảy ra hiện tượng mosaic?

Chúng ta đều đã xem phim do máy VCD hoặc máy tính chiếu. Khi gặp trường hợp đĩa VCD hoặc máy VCD chất lượng thấp thì hình ảnh trong màn hình thường...

Vì sao tiếng nói từ máy ghi âm phát ra khác với tiếng nói của mình?

Chúng ta thường gặp hiện tượng thú vị sau: khi ta nói hoặc hát, ghi băng lại, cho dù máy ghi âm tốt bao nhiêu thì khi phát băng, âm thanh mà ta nghe...

Số nguyên và số chẵn có nhiều như nhau không?

Số chẵn và số nguyên có nhiều như nhau không? Nhiều bạn chưa kịp suy nghĩ đã trả lời “không, không như nhau, bởi vì số chẵn là một bộ phận của số...

Tại sao khi đi xe phải thắt dây an toàn?

Hiện nay, trên nhiều ô tô con đều có dây an toàn. Nếu bạn thường xuyên đi taxi bạn sẽ phát hiện, người lái taxi luôn tự giác thắt dây an toàn.

Vì sao không thể tiếp xúc nhiều với bông amiăng?

Bác sĩ sau khi kiểm tra một thiếu niên 14 tuổi đã rất kinh ngạc thấy rằng: tuy tuổi còn bé nhưng bệnh nhân đã mắc một chứng bệnh rất ít gặp, đó là...

Có phải số 0 là số chẵn?

Chúng ta đã biết trong các phép toán ở bậc tiểu học người ta gọi một số chia hết cho 2 là số chẵn, một số không chia hết cho 2 là số lẻ. Thế thì số 0...

Tại sao máy ảnh số không dùng phim?

Con người cảm nhận thế giới muôn màu muôn vẻ bằng con mắt, còn máy ảnh thì chụp lấy cảnh vật đẹp bằng ống kính.

Kĩ thuật "nhân bản vô tính" có thể cứu các loài vật khỏi bị tiêu diệt không?

Kể từ khi các nhà khoa học Anh “nhân bản vô tính” con cừu “Đôli” đến nay, đã có tiếng vang rất lớn trên thế giới. Ngoài cừu ra thì những động vật khác...

Vì sao lại phải chia cụm cho các đoàn tàu?

Trung Quốc là một nước có đất đai rộng lớn nhưng tài nguyên thiên nhiên thì lại hết sức mất cân đối, vì thế, vận chuyển giao thông đường sắt dã phải...