Tại sao nói hoa cúc là một chùm hoa chứ không phải là một đóa hoa?

Hoa cúc là một loài thực vật nuôi trồng từ lâu đời, nó vừa có giá trị thưởng thức, vừa có thể làm thuốc, còn có thể cho vào chè, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy khắp nơi từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây hầu như không có nơi nào là không thấy hoa cúc. Trên thế giới có rất nhiều việc mà hàng ngày tiếp xúc nhưng lại không hiểu rõ, cũng giống như câu tục ngữ “quen mắt nên không để ý”. Sự hiểu biết về hoa của con người cũng như vậy. Có người nói hoa cúc là một đóa hoa, có người lại nói hoa cúc là gồm rất nhiều bông hoa kết hợp thành nên phải gọi là một chùm hoa. Rốt cuộc ai đúng ai sai chúng ta hãy cùng quan sát kĩ một bông hoa cúc thông thường xem nhé!

Phần cơ của hoa cúc có mấy lớp cánh hoa nhỏ thuôn dài màu xanh trong thực vật học gọi là đài hoa trung. Nó giống như đài hoa có tác dụng bảo vệ. Hướng vào bên trong là một vòng đến mấy vòng, màu vàng hoặc màu trắng (có loại màu tím hồng…) có hình lưỡi giống như cánh hoa. Bóc một lớp ra xem, hóa ra nó là một đóa hoa có nhụy đực thoái hóa, nhưng còn giữ lại một nhụy cái, mà trong thực vật học gọi là dạng hoa mõm chó, do mọc hai bên viền của hoa cúc nên còn gọi là hoa biên, có tác dụng dụ côn trùng. Bên trong nữa chi chít những bông hoa nhỏ màu vàng hoặc màu trắng có nhụy đực, nhụy cái, có tán hoa dạng ống, những hoa này trong thực vật học gọi là hoa dạng ống, do nó mọc ở giữa chùm hoa nên cũng có người gọi là hoa cúc. Hoa cúc chính là nhờ những hoa nhỏ này để sinh sôi về sau.

Sự biến dị của hoa cúc rất lớn, có những hoa hình ống có thể lớn rõ rệt hoặc biến thành dạng mõm chó, trông rất giống cánh hoa kép. Tuy nhiên, vạn vật biến đổi không bao giờ tách rời nguồn gốc, cấu tạo cơ bản vẫn giống như nói ở trên.

Hiểu rõ được cấu tạo của hoa cúc, chúng ta xem vậy hoa cúc rốt cuộc là chùm hoa hay đóa hoa? Về mặt cấu tạo, nó hiển nhiên là một chùm hoa bởi vì nó do rất nhiều bông hoa theo một trật tự nhất định tạo thành. Nhưng về mặt chức năng và tác dụng, thì nó lại giống một đóa hoa bởi vì gồm rất nhiều hoa chức năng khác nhau kết hợp lại làm một, vừa phân công vừa hợp tác, có cái để dụ côn trùng, có cái để sinh sôi đời sau. Tất nhiên, nói hoa cúc là một chùm hoa thì hợp lí hơn. Cấu tạo này của hoa cúc là sự thích ứng khá hoàn mĩ đối với sự truyền phấn nhờ côn trùng. Cho nên con người còn coi cúc là một quần thể thực vật mức độ tiến hóa khá cao.

Tại sao đặc trưng của một số loài cá xuất hiện trong phôi thai của cơ thể con người?

Người là sản phẩm của giới động vật qua một thời gian dài phát triển. Về nghĩa rộng mà nói, khi sự sống nguyên thuỷ xuất hiện cách đây 3,5 - 3,8 tỉ năm đã thai nghén sự xuất hiện của con người.

Vì sao đàn ông lấy vợ?

Tại sao và điều gì khiến cho một anh chàng tự do lông bông và vui thú, bỗng nhiên chui tọt “vào lồng”? Tại sao, tại sao thế?

Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

Xăng, cồn, gỗ, than đá là những loại nhiên liệu thường thấy. Nhưng có điều kỳ lạ là khi đốt xăng, cồn thì xăng, cồn cháy hết sạch không còn lại gì.

Tại sao vật liệu nhựa cũng có thể dùng làm nhà?

Hàng trăm hàng ngàn năm nay, nhà ở của con người phần lớn là làm bằng tre, gỗ hoặc đất, đá. Trong kiến trúc hiện đại, kết cấu bê tông cốt thép rắn,...

Vì sao lá trên ngọn rụng cuối cùng?

Ở miền ôn đới, mỗi khi mùa thu đến, cây thay màu lá từ xanh sang vàng, cuối cùng trút nốt chiếc áo này, trần trụi đón mùa đông tới. Nếu chú ý một...

Ai đã mở vòi nước cứu hoả?

Trong kho của nhà máy dệt nọ, người thủ kho sau khi mơ màng qua khói thuốc lá, đã ném đầu mẩu thuốc vào xó nhà, rồi ngủ say. Đám cháy bùng lên.

Con người điều khiển người máy như thế nào?

Người máy là sản phẩm phát triển công nghệ cao, là thể hiện tài trí thông minh của loài người. Người máy là loại máy móc tự động đặc biệt mà con người...

Vì sao người trong ảnh nhìn theo chúng ta?

Thực ra bí mật này chỉ là một loại ảo giác của thị giác mà thôi. Toàn bộ lý do là: con người trên những bức chân dung đó được đặt ở chính giữa...

Lục địa có trôi không?

Mọi người đều biết con giun sống dưới đất, chúng bò rất chậm, hằng ngày đi chẳng được là bao. Nhưng cuối thế kỷ XIX các nhà khoa học phát hiện một...