Tại sao nước hồ không thấm hết vào lòng đất?

Nước bốc hơi khi gặp nguồn nhiệt cao. Mặt trời là một nguồn nhiệt tự nhiên, sẵn có và bền bỉ nhất trên hành tinh này, vậy tại sao vẫn không thể làm bốc hơi cạn nước trong hồ, hoặc ít nhất là làm giảm lượng nước ở mức độ mà ai cũng có thể nhận ra?

Có một ví dụ đơn giản để chứng minh hiện tượng này: Đổ nước đầy một cốc thủy tinh rồi để dưới nắng mặt trời. Sau một vài giờ, bạn sẽ thấy lượng nước trong cốc giảm đáng kể. 

Có thể bạn cũng đã đoán ra, nước bốc hơi là do sức nóng từ mặt trời. Điều tương tự cũng xảy ra với những vùng nước lớn, nước thực sự có bốc hơi. Tuy nhiên, chúng ta lại khó có thể nhận ra sự khác biệt về mực nước ở những khu vực này.

Có hai lý do chính: thứ nhất, lượng nước tại các ao hồ, những vùng nước lớn là khổng lồ. Do đó, quá trình bốc hơi diễn ra rất chậm chạp, khiến bạn không thể nhận ra sự khác biệt về mực nước.

Nếu như vậy, theo lý thuyết thì nước trong ao hồ cũng phải cạn sau một khoảng thời gian nhất định chứ, ví dụ sau một vài tuần, một vài tháng? Rất may, điều đó không xảy ra quá thường xuyên, nhờ vào vòng tuần hoàn của nước. 

Vòng tuần hoàn nước, hay chu trình thủy văn, là quá trình nước bốc hơi vào không khí từ ao hồ, sông suối và các đại dương, trước khi ngưng tụ và quay trở lại mặt đất dưới hình thức mưa, tuyết, mưa đá…

Điều này có nghĩa lượng nước bốc hơi từ các ao, hồ sẽ được tự nhiên bù lại thông qua các trận mưa và các hình thức tương tự khác. Tuy nhiên, vẫn có một số hồ nước ngọt thực sự bị cạn qua thời gian nếu tốc độ bù nước không đủ nhanh.

Đến đây, chúng ta đều đã hiểu vì sao lượng nước trong các ao, hồ sẽ không giảm đi quá nhiều qua bốc hơi, nhưng điều gì khiến nước không thấm hết xuống đất?

Hiện tượng thấm nước phụ thuộc vào chất đất bên dưới lòng hồ. Nếu hồ quá sâu, khi đó khả năng cao bên dưới đáy hồ sẽ là đất sét hoặc đá không thấm nước. Thêm vào đó, đất cũng có "giới hạn no". Chúng ta nói một vật đã "no", hay bão hòa, nếu nó không thể tiếp nhận/hấp thu thêm một thứ cụ thể nào đó.

Do luôn luôn có một lượng nước sẵn sàng để được thấm phía bên trên, đất dưới đáy hồ sẽ "no" và không thể hấp thu thêm nước được nữa. Nên nhớ rằng các loại đất khác nhau sẽ có "tốc độ hấp thu nước" khác nhau. Các hạt đất càng lớn, tốc độ thấm càng nhanh. Thêm vào đó, nhiều hồ nước tự nhiên được hình thành ở độ cao so với mực nước biển thấp và thường nhận được nước từ các mạch ngầm.

Nói tóm lại, nước có ngấm xuống dưới, nhưng đến một giới hạn cụ thể, đất dưới lòng hồ bị bão hòa, không thẩm thấu thêm nữa. Trong khi đó, lượng nước còn lại trong lòng hồ sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình bốc hơi chậm chạp, rồi lại được bù thêm bằng nhiều cách khác nhau.

Nhìn chung, nếu một thực thể nước đã có đủ nước và thường xuyên được tự nhiên bù đắp, khi đó sẽ chẳng có lí gì để vùng nước đó có thể biến mất!

Vì sao có thể phóng vệ tinh từ máy bay?

Phóng vệ tinh chủ yếu dùng tên lửa phóng từ mặt đất, mấy năm gần đây người ta cũng bắt đầu dùng máy bay để phóng vệ tinh, tức là dùng máy bay đưa tên...

Nước sông Tô Châu - Thượng Hải có trong xanh trở lại được không?

Sông Tô Châu dài 125 km, chảy qua khu vực Thượng Hải dài 53,1 km, quãng sông trong thành phố là 23,8 km. Xưa nay nước sông Tô Châu vừa đen vừa thối.

Vì sao nửa bên phải của hướng tiến cơn lốc là nửa nguy hiểm?

Gió lốc (áp thấp) là trận không khí xoáy với tốc độ rất lớn. Nó không những có tốc độ quay nhanh mà toàn bộ còn chuyển động lên phía trước.

Chất xúc tác trong cơ thể sinh vật có tác dụng gì?

Bất kể động vật, thực vật hay loài người, trong cơ thể đều tồn tại các loại chất xúc tác, hoạt động sống của chúng đều không thể tách rời sự giúp đỡ của chất xúc tác.

Vì sao có thể khống chế sét bằng phương pháp nhân tạo?

Trên Trái Đất bình quân mỗi giây có một nghìn lần sét đánh. Sét có năng lượng cực lớn.

Vì sao nói Trung Quốc là quốc gia thiếu nước?

Ngày nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia thiếu nước, trong đó bao gồm cả Trung Quốc. Tổng lượng nguồn nước Trung Quốc không ít, xếp thứ 6 trên thế...

Nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới là ai?

Nhà nữ du hành vũ trụ đẩu tiên trên thế giới là Valentina Trereskova của Liên Xô trước đây. Ngày 16/06/1963, bà một mình đã lái tàu vũ trụ “Phương...

Khói bếp có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người không?

Khói dầu, mỡ trong bếp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo số liệu điều tra thì hệ số phát bệnh ung thư phổi của phụ nữ cao hơn những người...

Vì sao bầu trời màu xanh?

Màu xanh lơ của bầu trời, các nhà vật lý giải thích, là do các tia sáng xanh bị bẻ cong đi nhiều hơn tia sáng đỏ. Nhưng sự cong thêm này -còn gọi là hiện tượng tán xạ -cũng mạnh không kém ở các tia tím...