Tại sao khi ta rót bia vào cốc lại có nhiều bọt trên bề mặt?

Khi rót bia vào cốc, bạn sẽ thấy có rất nhiều bọt khí từ đáy cốc sủi lên trên. Mọi người thường cho rằng, những bọt khí này vốn đã có sẵn trong bia. Nhưng, trên thực tế, khí carbonic khi hòa tan vào trong bia không tồn tại dưới dạng bọt khí.

Vậy thì tại sao khí carbonic lại có thể biến thành bọt khí? Thì ra, các bọt khí này được sinh ra từ thành cốc hay đáy cốc. Ở đáy cốc hay trên bề thành cốc có nhiều chỗ khuyết hay các huyệt khí nhỏ. Các huyệt khí này dung nạp không khí, do khí carbonic dễ dàng tan vào trong dung dịch bia, khi nó tách ra khỏi dung dịch nó sẽ nổi lên trên bề mặt, và khí carbonic được hòa tan này sẽ hình thành lên các bọt khí. Dưới tác dụng của lực nổi của chính bọt khí cũng như tác dụng của sức căng bề mặt, đồng thời khí carbonic lại nhẹ hơn bia, nên lực nổi của nó sẽ kéo bọt khí rời khỏi thành cốc. Nhưng, do sức căng tại mặt tiếp xúc giữa khí và bia làm cho bề mặt chất lỏng luôn trong trạng thái căng lên. Chính điều này làm cho khí carbonic không ngừng được đưa vào các bọt khí. Bọt khí sẽ lớn dần lên, lực nổi cũng theo đó mà lớn lên, cuối cùng nó chiến thắng được sức căng của bề mặt, bọt khí thoát khỏi thành cốc, thoát khỏi đáy cốc, nổi lên bề mặt chất lỏng, rồi phá vỡ bề mặt chất lỏng. Nguyên nhân của việc này là: Khi ở trong môi trường chất lỏng, lớp vỏ của bọt khí chịu tác dụng của trọng lực và tác dụng tương hỗ của sức căng bề mặt làm cho nó liên tục bị mỏng đi, đến khi các bọt khí ở xung quanh truyền đến một chấn động ngẫu nhiên, khiến vỏ bọt khí vốn mỏng bị phá vỡ.

Vì sao cùng là đồ dùng bằng gang thép mà chảo lại giòn, muôi lại dẻo, dao lại sắc?

Chảo nấu thức ăn, muôi, dao thái rau đều làm bằng thép. Tại sao cùng là đồ dùng bằng sắt thép cả nhưng chúng lại không giống nhau? Nguyên liệu dùng để...

Thành phố Xưrư Nhật Bản vì sao lại lưu hành dịch hen suyễn?

Năm 1961, thành phố Xưrư (Nhật Bản) nằm trên vịnh Ysơ bỗng nhiên xuất hiện dịch hen suyễn. Trong một thời gian ngắn, bệnh viện chật kín bệnh nhân hen.

Vòi rồng: Cơn thịnh nộ của thiên nhiên

Một vùng mây xoáy khổng lồ trên bẩu trời xám xịt vươn dài chiếc vòi hút ngoằn ngoèo xuống mặt đất. Nó có thể xé toang chiếc ô tô tải 10 tấn, bê một...

Thế nào là máy bay vũ trụ?

Máy bay vũ trụ (tàu con thoi) là một thiết bị đã được nghiên cứu, tên gọi đầy đủ của nó là Máy bay hàng không vũ trụ. Nghe tên thì biết, nó vừa bay...

Tập luyện tay trái sẽ thông minh hơn

Người thuận tay trái nhanh nhẹn hơn hẳn người thuận tay phải. Theo thống kê, 15 em trong đội đấu kiếm Pháp thì có 8 em thuận tay trái.

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Vì sao sữa đậu chưa đun chín có độc?

4.000 năm trước, nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu biết ăn sữa đậu.

Vì sao lợi dụng từ trường để phát điện có thể tiết kiệm được năng lượng?

Việc lợi dụng nhiệt của than, dầu v.v... để phát điện đang là một phương ảnh hữu hiệu, đặc biệt đối với những vùng thiếu nước.

Ve-bet có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

Ve-bet (còn gọi là sán hạt hồng) là gì? Có thể rất nhiều người không biết tí gì về ve-bet, nhưng nếu như khi nói cho bạn biết rằng viêm mũi dị ứng, bệnh hen, viêm kết mạc dị ứng...