Tính toán tiền lãi như thế nào?

Chúng ta đều biết tiền gửi ngân hàng sau một thời gian sẽ sinh lãi. Nhưng cách tính tiền lãi thực hiện như thế nào?

Có hai phương pháp tính lãi: Tính theo chế độ đơn giản và tính theo chế độ phức tạp.

Đặc điểm của phương pháp tính theo chế độ đơn giản là lấy tiền vốn gửi làm cơ sở để tính lãi, còn số tiền lãi thu nhập được do tiền vốn gửi không được nhập vào để tính lãi qua từng kì tính lãi. Ví dụ các bạn đem 2000 đồng gửi vào ngân hàng, thời hạn gửi ba năm, lãi suất 5% một năm. Việc tính lãi được thực hiện theo từng kì mỗi năm một lần. Sau một năm bạn được 2100 đồng, nhưng 100 đồng tiền lãi này sẽ không được nhập vào tiền vốn gửi để tính lãi cho năm thứ hai, thứ ba, và vì vậy tiền vốn để tính lãi cho năm thứ hai vẫn là 2000 đồng. Mỗi năm bạn sẽ được 100 đồng tiền lãi và cả ba năm sẽ nhận được 300 đồng tiền lãi.

Theo chế độ tính lãi đơn giản, nếu mỗi chu kì tính lãi với lãi suất p%, vì với số vốn gửi là a sau n chu kì tính toán ta sẽ có số tiền tổng cộng A là:

Đặc điểm của chế độ tính lãi phức tạp là tiền lãi thu được sau một chu kì tính lãi được nhập vào vốn và làm cơ sở để tính lãi cho chu kì tính lãi lần sau. Như vậy với cách tính lãi này như người ta thường nói “lãi mẹ đẻ lãi con”. Vì với cũng với vốn gửi 2000 đồng ghi ban đầu, cũng với lãi suất 5%. Theo chế độ tính lãi phức tạp thì sau năm đầu phần lãi cũng vẫn là 100 đồng, nhưng ở lần tính lãi thứ hai, vốn để tính lãi lại là 2100 đồng và tiền lãi ở lần tính lãi thứ hai sẽ là 2100 đồng x 5% = 105 đồng. Trong lần tính lãi thứ ba vốn để tính lãi lại là 2205đ và tiền lãi ở kì tính lãi thứ ba sẽ là 2205 x 5% = 110,25 đồng. Tổng tiền lãi cả ba năm sẽ là 315,25 đồng. Như vậy với cùng một lãi suất, với cùng vốn gửi ban đầu như nhau, tiền lãi tính theo chế độ phức tạp sẽ được nhiều hơn.

Với số vốn gửi ban đầu là a, lãi suất ở mỗi chu kì tính lãi vẫn là p% và sau n lần tính lãi thì số tiền thu được sẽ là A:

Ở nhiều ngân hàng người ta kết hợp chế độ tính lãi đơn giản với chế độ tính lãi phức tạp. Nói cụ thể, trong một thời gian ước định người ta tính lãi theo chế độ đơn giản. Nhưng nếu sau thời gian ước định (sau một số chu kì tính lãi) người gửi vẫn không nhận lại tiền, ngân hàng lại chuyển số dư sang chu kì tính lãi sau với số gốc tính cả vốn lẫn lãi của kì gửi trước (tính theo chế độ đơn giản) làm cơ sở tính lãi cho các chu kì tính lãi sau.

Ví dụ cũng với vốn gửi 2000 đồng ban đầu cũng với lãi suất 5%. Chu kì ước định ba năm. Nhưng sau sáu năm người gửi mới nhận tiền gửi. Giả sử trong suốt thời gian này lãi suất không thay đổi. Số dư tiền gửi cả gốc lẫn lãi sẽ là:

Như vậy có phải việc dùng chế độ tính lãi sau một thời kì nhất định tính theo chế độ đơn giản ngắn hạn rồi chuyển sang chế độ tính lãi phức tạp thì có lợi hơn chế độ tính lãi phức tạp? Thực tế thì khi ngân hàng quy định lãi suất cho chế độ gửi tiền dài hạn, ngắn hạn đã có cân nhắc vấn đề đó. Lãi suất gửi tiền dài hạn bao giờ cũng cao hơn chế độ gửi ngắn hạn. Ví dụ người ta có thể quy định lãi suất cho các kì hạn gửi một năm, hai năm, năm năm tương ứng là:

Như vậy gửi tiền theo chế độ ngắn hạn có thể được lợi nhiều khi tính lãi theo chế độ phức tạp; nhưng vì khi gửi ngắn hạn thì lãi suất thấp nên chưa chắc đã thu được lợi nhiều hơn. Vì vậy khi xét việc chọn gửi tiền theo chế độ dài hạn hay ngắn hạn chủ yếu dựa vào kế hoạch sử dụng tiền mà lựa chọn. Đương nhiên về phía ngân hàng, họ phải dựa theo thời hạn gửi tiền mà định lãi suất, cũng không thể với cùng một số vốn gửi, theo chế độ gửi khác nhau và cách tính lãi khác mà nhận được cùng một số tiền lãi. Thực tế thì khi dùng chế độ gửi tiền khác nhau thì với cách tính lãi theo chế độ khác nhau lợi tức nhận được có thể khác nhau. Ví dụ khi đem 1000 đồng gửi vào ngân hàng có thể có bốn phương thức gửi khác nhau: 1. Tính tiền lãi từng năm một trong thời hạn quy định hai năm; 2. Tính lãi hai năm một lần; 3. Tính theo chế độ mỗi năm một lần và hai kì một năm; 4. Tính tiền dư bốn lần trong hai năm. Tiền lãi tính theo bốn chế độ như sau:

Từ đó có thể thấy theo phương thức một, là có lợi nhất. Vì vậy nếu bạn có số tiền dư nhiều có thể gửi dài hạn ở ngân hàng, bạn có thể chọn các phương án gửi tiền để thu được lãi suất nhiều nhất. Tuy nhiên việc chọn phương án để thu được nhiều lợi ích nhất, nên theo phương án nào không thể chỉ dựa vào toán học và quyết định mà phải kết hợp nhiều yếu tố.

Vì sao không nên để ủng đi mưa, giầy cao su trực tiếp dưới ánh sáng Mặt Trời?

Ủng đi mưa, giầy cao su, dùng lâu thường bị cứng giòn. Người ta gọi đây là hiện tượng "lão hoá".

Vì sao nhôm lại khó bị gỉ?

Nhiều người cho rằng nhôm khó bị gỉ, thực ra so với sắt thì nhôm dễ bị gỉ hơn. Có điều khác là khi nhôm bị gỉ, bề mặt nhôm không bị rỗ, sần sùi như...

Vì sao Tây Á trở thành khu vực dầu mỏ quan trọng nhất trên thế giới?

Tây Á là tiếng gọi tắt miền Tây châu Á, còn gọi là Trung Đông. Phạm vi của nó không lớn lắm nhưng là khu vực sản xuất dầu mỏ chủ yếu, chiếm 60% thị...

Trên thế giới có mấy loại tinh tinh?

Mọi người đều biết, động vật có quan hệ mật thiết nhất với loài người là loài vượn người, nó bao gồm cả vượn tay dài và 3 loài tinh tinh, tức là hồng...

Tại sao có một số thực vật lại có độc?

Thực vật khác loài, do kết quả hoạt động sinh lý của chúng không giống nhau, tạo thành vật chất có tính chất khác nhau tích luỹ trong thân của chúng...

Tại sao lá của thực vật cũng có thể hấp thụ được phân bón?

Thực vật không chỉ dùng rễ hấp thụ phân bón, thậm chí ngay cả lá cũng có thể hấp thụ phân bón!

Vì sao mặt đất Thượng Hải lại bị lún xuống?

Nếu đi dạo trên bờ sông Tô Châu Thượng Hải bạn sẽ thấy nhiều cầu ở đây rất thấp, cách mặt nước chẳng là bao, cho dù thuyền nhỏ cũng khó mà chui qua...

Tiếng vọng được hình thành như thế nào?

Nếu có chuyến du lịch đến vùng núi nào đó, bạn hãy hướng về phía vách đá dựng đứng và hét to một tiếng, sau 1 đến 2 giây, bạn có thể nghe thấy tiếng vọng dội trở lại, lặp lại tiếng nói của bạn.

Tại sao máy tính có thể trở thành "chuyên gia"?

Chuyên gia" là chỉ những nhân tài chuyên môn sâu trong một lĩnh vực nào đó, như chuyên gia cơ khí, chuyên gia máy tính, chuyên gia y học, chuyên gia...