Tại sao có một số thực vật sống được sau khi giâm cành?

Cách đây rất lâu, khi chúng ta đi vào trong rừng rậm rạp, phát hiện trong một số cành cây lá rụng, có một ít cành hoặc lá của một bộ phận, dưới bóng râm của một rừng ấm áp, ẩm ướt che phủ, lại có thể tiếp xúc với đất sinh rễ, ra mầm, và sinh trưởng phát dục thành một cây hoặc cỏ mới.

Hiện tượng tự nhiên này đã gợi mở cho con người, có thể dùng phương pháp nhân tạo cắt cành cây hoặc phiến lá đem giâm xuống đất để sinh sôi đời sau không? Thông qua thực tiễn, người ta lại có thể thu được thành công, đó chính là phương pháp giâm cành mà con người qua học tập hiện tượng tự nhiên thu được.

Tại sao một số thực vật có thể giâm cành sống được? Đó là vì trong tầng hình thành và tổ chức cốt tuỷ của cơ quan rễ, thân, lá có rất nhiều các tế bào có sức phân chia khoẻ, những tế bào này ở điều kiện môi trường thích hợp, có thể nhanh chóng phân chia sinh sôi hình thành, "thể nguyên thuỷ" của rễ hoặc mầm, và dần dần phát dục lớn thành rễ và mầm mới.

Nhưng không phải tất cả thực vật đều có thể giâm cành sống được, phải căn cứ vào chủng loại hoặc sản phẩm giống của thực vật mà định. Ví dụ, cây dương, cây liễu dễ giâm cành, còn cây long não, ngọc lan, cây hồng thì không thể giâm cành được. Bởi vì trong cành cây long não có chứa dầu long não, tính bốc hơi nhanh, dễ khiến cho cành khô héo, hơn nữa tầng hình thành và tổ chức cốt tuỷ ở chỗ nối không có những tế bào có khả năng phân li khoẻ, không thể hình thành rễ hoặc mầm nên không giâm cành sống được.

Kĩ thuật giâm cành thông qua thực tiễn lâu dài, con người tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phong phú: cắt ở chỗ dưới mấu thân của cành 2 - 3 cm, chỗ cắt phải sạch gọn, dùng dao sắc cắt nhẵn ngọt, cắm cành vào trong đất, không lâu chỗ tiếp đất sẽ nảy rễ mới, dần dần lớn thành cây con. Hay như cây hải đường có một đặc tính, lá và gân lá của nó có thể ra mầm bất định, khi cắt phiến lá có thể cắt ở chỗ đan chéo của gân chính và gân phụ của phần lưng lá, qua chăm sóc cẩn thận, không lâu sau sẽ ra mầm, ra lá ở chỗ cắt, lớn thành cây mới. Ngoài ra, những cây như khoai lang, thậm chí dùng rễ giâm xuống đất cũng ra mầm lớn thành cây mới, đây là do cây này có thể mọc rễ bất định trên rễ được.

Tại sao cây lau trúc vừa không thuộc loài lau sậy vừa không thuộc loài tre trúc?

Có một loài thực vật vừa giống lau sậy lại vừa giống tre, nói nó giống lau là vì xét về ngoại hình; nói nó giống tre, vì khi thân lớn già đi cứng,...

Vì sao nên nghỉ ngơi trước và sau khi ăn?

Dạ dày và ruột mỗi ngày phải tiêu hóa 3 bữa ăn. Trong quá trình đó, ngoài việc nhào trộn thức ăn thành dạng hồ, hệ tiêu hóa còn phải tiết ra các chất...

Tại sao khi đứng sát tường chúng ta không thể đứng bằng một chân?

Nếu bạn đứng theo thế "kim kê độc lập", tức là đứng bằng một chân, bạn có thể giữ được tư thế này trong một thời gian...

Thế nào là ngôi nhà "thông minh"?

Ngôi nhà thông minh là chỉ một loại công trình xây dựng có cấu trúc, hệ thống, phục vụ và quản lý liên quan với nhau, những cái đó đều đã được tổng...

Thành phố biển tương lai sẽ thế nào?

Biển là một kho báu tài nguyên lớn, đi đôi với sự cạn kiệt tài nguyên trên đất liền và mức độ chiếm hữu không gian đất liền ngày càng lớn, xã hội loài...

Vì sao phải chớp mắt?

Mỗi người chúng ta, dù là già hay trẻ, nam hay nữ, trừ khi ngủ, còn hầu như từng phút đều chớp mắt. Người bình thường một phút chớp mắt khoảng 10 lần,...

Oxy trên Trái Đất có dùng cạn hết không?

Hằng ngày người và động vật trên Trái Đất đều hấp thụ oxy và thở ra cacbon đioxit. Mỗi ngày, mỗi người ở độ tuổi thành niên thở ra 400 lít cacbon...

Tại sao một số thực vật lại có khả năng tự bảo vệ mình?

Khi chúng ta đi dã ngoại, khảo sát, thường có một cảm giác rơi vào những chiếc bẫy gai của thực vật. Ở khu núi phía Bắc, điều phiền phức nhất là gai...

Khi thấy khỉ macaca, tại sao không được nhìn chăm chú vào mắt của chúng?

Khi chúng ta gặp khỉ macaca, thiện cảm trời sinh đối với loài khỉ thường khiến chúng ta chăm chú nhìn vào chúng, không ngờ khỉ macaca lại không cảm...