Tại sao bác sỹ có thể chẩn đoán được bệnh qua tai nghe?

Khi đi khám bệnh, bác sĩ thường dùng tai nghe áp vào ngực và lưng bạn để nghe. Bác sĩ nghe gì vậy?

Khi quan sát bạn sẽ thấy phần tai nghe áp vào người bạn có dạng hộp tròn phủ một lớp màng mỏng kim loại ở bên ngoài, phần này nối liền với ống cao su, phần tiếp giáp với tai bác sĩ là hai gọng kim loại. Tại sao tai nghe lại được chế tạo bằng dạng chất liệu như vậy?

Thì ra, khi mắc bệnh, các bộ phận của cơ thể sẽ có những thay đổi, chẳng hạn trong phổi có tạp âm, hoặc tim đập không đều có khi trong phần khoang ngực, khoang bụng còn tích nước. Khi khám bằng tai nghe, bác sĩ có thể nghe thấy những biểu hiện thay đổi này trong cơ thể.

Thời kỳ ban đầu, các bác sĩ áp tai lên người bệnh nhân để thực hiện nghe khám. Tuy nhiên, làm như vậy vừa không vệ sinh, hiệu quả lại không cao. Sau này, người ta phát minh ra tai nghe giúp giải quyết vấn đề này.

Có một câu chuyện kề về nguồn gốc xuất xứ của chiếc tai nghe. Một bác sĩ ngẫu nhiên nhìn thấy trong công viên có hai đứa trẻ đặt một khúc gỗ rỗng ruột lên chiếc ghế dài và áp tai vào đó để nghe. Bác sĩ bắt chước theo và điều kỳ lạ là âm thanh truyền trong ống trở nên rất rõ ràng. Vị bác sĩ đã dùng một chiếc ống nhỏ bằng gỗ để làm tai nghe khi khám bệnh. Sau này, người ta cải tiến tai nghe bằng chất liệu kim loại.

Tại sao tai nghe của bác sĩ lại được làm bằng kim loại? Chúng ta đã biết rằng âm thanh truyền trong chất rắn hiệu quả hơn truyền trong không khí. Dùng tai nghe bằng kim loại giúp bác sĩ nghe những âm thanh của các bộ phận bên trong cơ thể phát ra rõ hơn, từ đó chẩn đoán bệnh chuẩn xác hơn.

Cũng theo nguyên lý này, người thợ lành nghề trong nhà máy đặt chiếc tuốc-nơ-vít lên chiếc máy đang chạy rồi áp tai lên tuốc-nơ-vít đê nghe, nhờ vào tiếng động do máy móc phát ra họ có thể phán đoán được máy móc có bình thường hay không.

Cây sung thật sự không có hoa sao?

Hoa điển hình do đài hoa, cánh hoa, nhụy cái, nhụy đực, bốn bộ phận tạo thành. Hoa có đủ bốn bộ phận này gọi là hoa hoàn chỉnh, như hoa đào; hoa không...

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Chúng ta cho rằng loài vật không có tư duy, ấy vậy mà những khả năng kỳ diệu do tự nhiên và đấu tranh sinh tồn ban tặng cho chúng lại khiến ta phải...

Tại sao trên tàu hỏa không nghe được đài rađiô nhưng lại gọi được điện thoại?

Những ai từng đi tàu hỏa đều có thể nghiệm thế này: nếu sử dụng rađiô tranzitor thì dù xoay hướng nào đều không bắt được các tiết mục đài phát thanh....

Vì sao từ trên cao nhìn xuống, ta cảm thấy hồi hộp và tay chân yếu đi?

Khi xem người biểu diễn "tiếp xúc với điện", ta liền tránh ra. Khi trong lòng nghĩ đến những chuyện vui trước đây, ta bỗng sung sướng cười lên; khi...

Vì sao không nên để ủng đi mưa, giầy cao su trực tiếp dưới ánh sáng Mặt Trời?

Ủng đi mưa, giầy cao su, dùng lâu thường bị cứng giòn. Người ta gọi đây là hiện tượng "lão hoá".

Tại sao chuột thích gặm vật cứng?

Thực ra, chuột không thích ăn vật cứng, chỉ cần bạn kiểm tra kĩ những chiếc tủ hoặc những đồ vật khác bị chuột gặm hỏng thường thấy ở gần đó để lại một đống vụn nát.

Tên lửa ánh sáng là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi ra những nguồn năng lượng mới. Năm 1953, một nhà khoa học...

Vì sao cùng là đồ dùng bằng gang thép mà chảo lại giòn, muôi lại dẻo, dao lại sắc?

Chảo nấu thức ăn, muôi, dao thái rau đều làm bằng thép. Tại sao cùng là đồ dùng bằng sắt thép cả nhưng chúng lại không giống nhau? Nguyên liệu dùng để...

Nước đựng trong thùng lăng trụ, chữ nhật khi để nghiêng sẽ có hình dạng thế nào?

Xin các bạn hãy đổ vào một thùng đựng hình lăng trụ chữ nhật một lượng nước có màu (để dễ nhìn thấy), hãy cố định thùng lăng trụ chữ nhật theo một...