Con người có thể sống dưới biển được không?

Biển cả mênh mông, tôm cá lên xuống tung tăng, thoải mái. Lúc thì chúng bơi lên đón ánh nắng Mặt Trời, lúc lại bơi xuống sâu dưới đáy biển. Chúng bơi lội tự do biết bao!

Xưa nay con người vẫn mơ ước như cá sống được dưới nước. Vậy mơ ước này có hiện thực không? Con người muốn sống trong nước thì điều quan trọng nhất là phải khắc phục hai điều: một là chống lại áp suất do độ sâu của nước gây nên, hai là giải quyết vấn đề thở trong nước.

Nếu ta không yêu cầu phải lặn xuống đáy biển mà chỉ ngừng lại trong độ sâu không quá 10 m thì áp suất của nước chưa gây ra phiền phức gì, thông thường chưa phải nhờ đến thiết bị lặn bảo hộ. Để giải quyết vấn đề thở trong nước thì phải mang bình lặn trên lưng giống như nhiều thợ lặn hiện nay. Nhưng nhược điểm là bình lặn oxi cồng kềnh, dung tích bình có hạn, không thể lặn lâu được, hai là bình lặn rất nặng sẽ làm cho người lặn chuyển động không thuận tiện.

Có khả năng con người thở trực tiếp trong nước bằng mang nhân tạo như cá được không? Nhà khoa học Mỹ Lophơ đã tiến hành nghiên cứu. Ông dùng màng mỏng bằng đồng silicua để chế tạo bộ phận có chức năng như mang cá, sau đó bỏ một con chuột vào bên trong rồi dìm sâu xuống nước. Vì màng mỏng này chỉ dày một 1/400 mm giống như màng cao su nên có thể ngăn cản nước thấm vào, nhưng oxi trong nước thấm qua được, còn khí cacbonic do chuột thải ra được bài tiết theo hướng ngược lại, nhờ đó mà bảo đảm được sự hô hấp của chuột, kết quả chuột sống dưới nước được bốn ngày đêm.

Về sau một người Nhật đã đi sâu nghiên cứu phát hiện 1 m2 loại mang này mỗi phút chỉ lọc được 10 cm3 oxi. Nếu một người mỗi phút cần 200 cm3 oxi thì tối thiểu phải dùng 20 m2 màng mỏng bọc lại. Rõ ràng một người thở với cái túi có diện tích lớn như thế thì không thể hoạt động tự do dưới nước được.

Nhà khoa học Kulơsthơla Hà Lan đã thiết kế ra một phương pháp thí nghiệm hoàn toàn khác. Ông dùng chất lỏng thẩm thấu đẳng áp trực tiếp cho vào phổi của động vật thí nghiệm để nó thở bằng nước. Kết quả chuột sống trong nước được 18 giờ, sáu con chó sống trong nước được 20 - 30 phút. Mặc dù thí nghiệm thở bằng chất dịch này vẫn chưa có hiệu quả trên con người, nhưng căn cứ con số của nhiều thí nghiệm thu được để phân tích, các nhà khoa học cho rằng, rồi đây con người có thể sống tự do trong nước được. Điều đó đưa lại một viễn cảnh đẹp đẽ. Nhà khoa học lặn sâu dưới nước Kơstiao của nước Pháp dự đoán: sang thế kỉ XXI con người có thể lợi dụng mang nhân tạo để sống và làm việc dưới nước một cách thoải mái.

Vì sao mắt cận thị lại phải đeo kính?

Xung quanh bạn có ai bị cận thi không? Bạn chú ý tới mắt kính của chứ? Có phải thoạt nhìn bạn sẽ thấy mắt kính của họ có vẻ như dầy hơn mắt kính thông thường.

Vì sao vào ngày nắng to có nhiêu người ngộ nắng?

Mùa hè, dưới ánh nắng chói chang, nếu không được che mát, lại đi bộ, vận động hoặc làm việc một thời gian dài ngoài trời, bạn có thể đột nhiên bị ngã...

Tại sao bắp thịt của gà và cá có màu đỏ, màu trắng?

Trên bàn ăn, khi bạn gắp một miếng gà chặt hoặc miếng cá hấp thường sẽ phát hiện có một số cơ thịt màu hồng nhạt, có một số bắp thịt có màu xám trắng.

Vì sao có nốt ruồi?

Nốt ruồi trên da có thể phát sinh ở bất cứ lứa tuổi nào. Đặc điểm của nó là phát triển rất chậm và không hề gây ra cảm giác khác thường.

Vì sao nói năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng sạch?

Bất kì hoạt động công nghiệp nào cũng phải trao đổi chất với môi trường, vì thế mà gây ảnh hưởng cho môi trường. Việc khai thác năng lượng hạt nhân...

Vì sao trên Mặt Trăng có nhiều núi hình vòng như thế?

Dùng kính viễn vọng quan sát bề mặt Mặt Trăng ngoài những đồng bằng rộng lớn và một số ngọn núi cao mà ta nhìn thấy, còn có thể thấy được rất nhiều...

Trên Hoả Tinh có sông đào không?

Năm 1877 kỹ thuật quan trắc thiên văn đã có nhiều tiến bộ. Đó cũng là năm Hoả Tinh gần Trái Đất nhất, gọi là năm "đại xung".

Điện thoại nội bộ là gì?

Ngày nay điện thoại là khá phổ biến. Các phòng làm việc hầu như đều mắc điện thoại.

Vì sao tàu biển đi về phía Tây một ngày sẽ ngắn hơn đi về phía Đông?

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, có 5 tàu biển Tây Ban Nha do Magellan dẫn đầu, rời khỏi hải cảng Shenlaka đi về phía Tây bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh...