Lợi dụng biển để giảm thấp hiệu ứng nhà kính như thế nào?

Biển là khu vực vô cùng kì diệu. Chúng ta hiểu biết về biển còn rất ít. Cách đây không lâu các nhà khoa học phát hiện ra rằng: biển có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề hiệu ứng nhà kính. Thực chất của vấn đề là thế nào? Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do những hoạt động của con người trên Trái Đất thải ra khí CO2 nhiều gây nên. Nếu giảm thấp hàm lượng khí CO2 trong không khí thì sẽ giảm thấp hiệu ứng nhà kính trên mặt đất: Nhưng làm thế nào để giảm thấp lượng khí CO2 thải ra là một vấn đề vô cùng nan giải của con người. Người ta phát hiện thấy: Nếu thải khí CO2 xuống đáy biển đến tầng có loại tảo sinh sống, thông qua tác dụng quang hợp của tảo biển để hấp thụ khí CO2 thì có thể đạt được mục đích giảm thấp lượng khí CO2 thải vào không khí.

Thực nghiệm chứng tỏ các loại tảo trong nước biển có thể hấp thụ khí CO2. Trong quá trình nghiên cứu và khai thác biển, người ta đã bất ngờ phát hiện được hiện tượng kỳ diệu này. Ở độ sâu 600 m dưới đáy biển, nước có thể bao kín khí CO2. Vì áp lực nước biển rất lớn có thể khiến cho khí CO2 biến thành thể lỏng để chìm sâu hơn xuống đáy biển. Với nhiệt độ thấp hơn 10oC của nước dưới đáy biển, trên bề mặt CO2 ở thể lỏng sẽ xuất hiện một màng mỏng tương tự như kem hoa quả, nó có khả năng ngăn ngừa khí CO2 khuếch tán ra xung quanh.

Căn cứ vào phát hiện này, các nhà khoa học ở Sở nghiên cứu điện lực trung ương Nhật Bản đã có kế hoạch trực tiếp đưa khí CO2 xuống đáy biển, lợi dụng nước đáy biển để bao chúng lại. Họ tính toán loại khí CO2 bị bao bọc này phải qua tối thiểu 1000 năm sau mới có thể thoát trở lại. Nhưng đến khi đó thì loài người đã có đủ thời gian để giải quyết vấn đề hiệu ứng nhà kính này rồi.

Từ khoá: Biển; Hiệu ứng nhà kính; Khí CO2.

Tại sao cửa kính trước xe ô tô lại lắp nghiêng?

Tốc độ phát triển của ô tô hiện đại thật phi thường, cho dù hình dáng bên ngoài hay kết cấu bên trong, thậm chí vật liệu, nhiên liệu và công năng của...

Vì sao nói "rửa chân nước nóng trước khi ngủ cũng như uống thuốc bố"?

Hai chân con người không những đỡ trọng lượng toàn thân mà còn chuyển dời thân thể đi. Theo tính toán, một người trong cuộc đời đi khoảng 10 vạn km,...

Tại sao nhấn phanh thì ô tô dừng lại?

"Tăng tốc nhấn ga, giảm tốc nhấn phanh". Đó là phương thức cơ bản nhất khi lái xe.

Chiếu X-quang có hại cho sức khỏe không?

Chiếu X-quang là một biện pháp được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị. Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ thường dùng X-quang để chiếu phần...

Chồn sóc là loài thú có lợi hay có hại?

Chồn sóc tên gọi là chồn chó, là một loài thú nhỏ ăn thịt. Ban ngày chúng sống ở mồ mả, hốc tường, đống củi..., buổi tối ra ngoài hoạt động kiếm mồi.

Tại sao có loại ô tô không có tay lái lại có thể chuyển động hướng bình thường?

Mọi người đều biết rằng, ô tô được điều khiển chuyển hướng thông qua tay lái. Khi quay tay lái theo chiều kim đồng hồ thì ô tô quay sang phải, khi...

Tại sao có một số con đường cần phải nhuộm màu?

Những con đường mà chúng ta thường thấy nếu không phải là mặt đường nhựa màu đen thì là mặt đường xi măng màu xám. Nói đến đường màu, e rằng chỉ thấy...

Đặt trạm cung ứng phụ tùng ở đâu là hợp lí nhất?

Trên một tuyến đường có ba cỗ máy cái đang làm việc. Ta cần bố trí một trạm cung ứng phụ tùng máy A trên tuyến đường.

Vì sao máu nhân tạo có thể thay thế máu tự nhiên?

Mọi người đều biết cuộc sống con người không thể tách rời với máu. Khi bị thương hoặc khi qua phẫu thuật thường bị mất nhiều máu, việc tiếp máu là một...