Có phải cây thiên tuế nghìn năm mới ra hoa một lần không?

Thiên tuế nghìn năm ra hoa thường để ví với việc rất khó thực hiện hoặc khó gặp. Thời xa xưa có người thậm chí đã từng so sánh cây thiên tuế ra hoa cũng như gà trống đẻ trứng. Trong dân gian còn có câu nói “Cây thiên tuế sáu mươi năm ra hoa một lần”. Cây thiên tuế thật sự ra hoa khó như vậy sao? Cây thiên tuế cũng gọi là cây sắt, là thực vật thân gỗ xanh quanh năm. Thân trụ tròn, không phân nhánh, cao 1 m – 8 m, sống ở vùng nhiệt đới có thể cao tới 20 m. Lá tự mọc từ ngọn thân, là loại lá kép to dạng hình lông do rất nhiều những chiếc lá nhỏ hình giải dài xếp dọc hai mặt cuống lá rất dài. Cả chiếc lá trông giống như lông chim.

Hoa của cây thiên tuế không giống như loại hoa mà ta thường gặp, nó không có đài hoa màu xanh, cũng không có những cánh hoa sặc sỡ dụ côn trùng. Loài lưỡng tính, nhị đực và nhị cái không cùng trên một cây, nhị đực được gọi là cầu hoa đực, hình trụ tròn, đơn độc mọc trên đỉnh ngọn, do từng lá từng lá bào tử nhỏ tạo thành. Lá bào tử nhỏ là một loại lá biến thái có chức năng sinh sản, trên lá có rất nhiều kết cấu dạng kén, bên trong có phấn hoa.

Cầu hoa đực chín sẽ có phấn vàng bay ra. Nhụy cái gọi là cầu hoa cái, hình bán cầu mọc trên ngọn do các lá bào tử lớn tạo thành. Lá này cũng là lá biến thái có chức năng sinh sôi, kết cấu như lá bình thường, nhưng có màu vàng nâu, mặt trên mọc lông mao dài, hai bên mặt phía dưới có noãn. Noãn sau khi thụ phấn của hoa đực, thụ tinh phát dục thành hạt. Hạt chín có màu hồng ngọc. Do hạt nằm lộ ở bên ngoài cho nên cây thiên tuế thuộc loài thực vật hạt trần.

Cây thiên tuế trồng ở những vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, ở những vùng như Vân Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến của Trung Quốc còn trồng trong đình viên, tình hình sinh trưởng phát dục vẫn tốt. Ở nhiều nơi như Thượng Hải, Nam Ninh, Bắc Kinh – trồng trong chậu, mùa đông chuyển vào trong phòng ấm, sinh trưởng phát dục chậm khác thường. Tuổi thọ của cây thiên tuế tới 200 năm. Thông thường, những cây có tuổi thọ 10 năm tuổi trở lên, trong điều kiện nuôi trồng tốt, có thể ra hoa thường xuyên. Ở phía Nam Trung Quốc, khí hậu ấm áp, lượng mưa phong phú, có thể hàng năm ra hoa, thời kì ra hoa vào giữa tháng 6, 7. Còn ở phía Bắc, mặc dù có thể ra hoa nhưng số lần ra hoa ít hơn và thời kì ra hoa cũng không có qui luật gì. Vậy câu nói cây thiên tuế 60 năm ra hoa một lần là không chính xác.

Tương truyền nếu cây thiên tuế dần dần yếu đi, bón thêm bụi sắt vào sẽ có thể phục hồi sức khỏe được; hay lấy đinh sắt đóng vào trong thân cây cũng có hiệu quả tương tự. Vì thế mà nó có cái tên cây sắt. Nhưng cũng giống như cây thiên tuế ra hoa có truyền bá sai lạc, cách này liệu có hiệu quả không còn phải chứng thực. Nếu có cơ hội mời bạn thử xem.

Dầu mỏ đáy biển được hình thành như thế nào?

Từ bờ biển ra khu vực giáp giới với đại dương, người ta gọi là thềm lục địa. Ở đó có một khu vực nước biển sâu chưa đến 200 m, ngoài ra còn có một...

Vì sao ngồi lâu hay đứng lâu, chân sẽ căng to lên?

Nếu bạn ngồi xem kịch hoặc đứng liên tục mấy tiếng đồng hồ, hai chân có cảm giác căng ra. So với ngồi lâu, đứng lâu không vận động càng khó chịu hơn.

Tại sao linh ngưu được gọi là "sáu không giống"?

Ở Trung Quốc, có một loài động vật quý hiếm gọi là mi lộc (nai gạc), còn được gọi là "bốn không giống", nhưng loài động vật "sáu không giống" hình như lại chưa nghe thấy bao giờ.

Bốc thăm trước và bốc thăm sau cách nào lợi hơn?

Khi cần quyết định chọn một phương án trong nhiều phương án đưa ra, người ta hay dùng biện pháp bốc thăm. Ví dụ trong trận thi đấu bóng bàn, người ta...

Vì sao nhiều thí nghiệm khoa học chỉ có thể hoàn thành trên vũ trụ?

Nhân loại đã bước vào thời đại vũ trụ. Các nhà khoa học không tiếc sức mình cố gắng đưa nhiều thí nghiệm và hoạt động sản xuất vào vũ trụ.

Về không khí

Vào năm 1771, tại một phòng bào chế thuốc ở Thuỵ Điển, dược sĩ Haler đang loay hoay giữa đám chai lọ, hộp tiêu bản. Haler vốn là người ham mê khoa...

Đường sắt leo núi có điểm gì đặc biệt?

Đường sắt là một hình thức giao thông trên bộ được sử dụng rộng rãi nhất, nó có thể vượt qua sông bằng cầu lớn, cũng có thể vượt qua núi cao bằng...

Loài Khủng Long có thật hay không?

Những con Khủng long sống trên Trái đất cách đây tới hai trăm triệu năm và đã biến mất khỏi Trái đất của chúng ta khoảng chừng sáu mươi lăm triệu năm.

Tại sao nước biển mặn?

Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối...