Chỉ máy bay trực thăng mới có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng?

Ưu điểm nổi bật nhất của máy bay trực thăng, đương nhiên là không cần dùng đường băng để lấy đà khi cất cánh, mà thông qua cánh quạt với tốc độ nhanh ở trên lưng nó để sản sinh ra một lực nâng đủ để máy bay có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Đây là điều mà các máy bay khác không thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong đại gia đình các máy bay phản lực đồ sộ, còn có một loại máy bay hầu như không cần đường băng cũng có thể cất cánh và hạ cánh, đó là máy bay trực thăng cự ly ngắn, mà tiêu biểu là máy bay chiến đấu kiểu "Diều hâu".

Động cơ của máy bay kiểu "diều hâu" rất đặc biệt, nó có bốn lỗ phụt khí, nhìn lên tương tự như một chiếc áo liền quần. Lỗ phụt khí của động cơ đặt ở bên cạnh thân máy bay, có thể chuyển động linh hoạt.

Khi máy bay sắp cất cánh, lỗ phụt khí quay đối diện với mặt đất, động cơ phụt ra luồng khí cao tốc, giống như bốn cột trụ cực khoẻ, nâng máy bay lên không trung, khi máy bay lên đến một độ cao nhất định, lỗ phụt ra phía sau, lực đẩy của luồng khí sản sinh ra sẽ làm cho máy bay bay về phía trước với tốc độ cao; khi máy bay sắp hạ cánh, người lái có thể điều chỉnh một lần nữa cho lỗ phụt khí quay thẳng góc về phía mặt đất, đồng thời với việc mất đi lực đẩy tiến lên, máy bay bắt đầu hạ xuống, trọng lượng của nó được đỡ bởi luồng khí phụt ra thẳng góc với mặt đất.

Khi lượng khí phụt ra nhỏ dần thì máy bay sẽ từ từ hạ cánh thẳng góc xuống mặt đất. Trong quá trình bay người lái chỉ cần điều chỉnh góc độ của lỗ phụt khí thì có thể dễ dàng thay đổi tư thế bay của máy bay. Máy bay "Diều hâu" cũng có thể cất cánh với một quãng chạy lấy đà trên đường băng rất ngắn, nó có khả năng lên xuống thẳng đứng cự ly ngắn, rất thích hợp khi ở các đảo nhỏ hẹp và trên tàu sân bay. Nói chung, máy bay "Diều hâu” không cần đường băng, chỉ cần có một khoảng đất trống với diện tích 35 x 35 m là được, vì vậy nó rất thực dụng về mặt quân sự.

Máy bay "Diều hâu" ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX, về sau qua nhiều lần không ngừng cải tiến, đã trang bị cho hạm đội hải quân, là một loại máy bay hải quân đa dạng ưu tú.

Chim bay trong mưa chịu nước mưa như thế nào?

Chim có một mí mắt cực mỏng gọi là màng nháy, dùng để bảo vệ mắt và bảo vệ cả khi nó bay trong mưa. Màng nháy này không hoàn toàn trong suốt, vì vậy...

Mây được hình thành như thế nào?

Mây trên trời có cao, có thấp, cao đến 10 km, thấp chỉ có mấy chục mét.

Vì sao bồn địa Tứ Xuyên mưa nhiều về đêm?

Bồn địa Tứ Xuyên mưa nhiều về đêm, nên mới có ngạn ngữ “mưa đêm núi Ba<a epub:type="noteref" href="Endnotes.xhtml#n32" title="Ba: chỉ Ba Thục, là tên...

Tại sao phải nghiên cứu chế tạo ra người máy điện nguyên tử?

Thập niên 70 của thế kỉ XX, do liên tiếp xảy ra hai vụ sự cố điện nguyên tử, cho nên khi người ta nói tới cụm từ năng lượng điện nguyên tử thì không...

Vì sao lại xuất hiện hiện tượng "Quốc gia con gái"?

Trong Tây Du Ký có câu chuyện “quốc gia con gái”, song đó chỉ là thần thoại. Nhưng trên thế giới quả thật có những vùng “nữ nhiều, nam rất ít”.

Bộ phận nào của cơ thể có khả năng dự trữ cao nhất? Dịch hoàn hay buồng trứng?

Lúc mới sinh, mỗi buồng trứng chứa đến hàng trăm ngàn cái trứng, một số lớn bị thoái hóa trước tuổi dậy thì. Suốt cuộc đời người phụ nữ thường chỉ có...

Tại sao người đi Trăng cũng đi theo?

Nhiều người đã từng tự nhận thấy hiện tượng sau khi bước đi dưới ánh trăng, những vật thể ở đằng xa lùi dần về phía sau còn vầng trăng dường như lại đi theo bước chân người...

Vì sao nước máy đã được sát trùng nhưng chỉ nên uống sau khi đã đun sôi?

Quá trình sản xuất nước máy thường phải qua mấy bước: Lấy nước, thêm hoá chất, khuấy trộn, kết tủa, lọc. Trong đó bước thêm hoá chất là nhằm thêm chất...

Đá hồng ngọc được hình thành như thế nào?

Chắc bạn từng thấy: khi máu gà nhỏ giọt vào rượu hoặc trên phiến gạch trắng sẽ hình thành hình vết loang rất đẹp.