Vì sao có một số ác mộng có thể biến thành điêm dự báo bệnh tật?

Nhà khoa học cổ Hy Lạp Aristot từng dự đoán: ác mộng rất có thể là điềm báo trước bệnh tật. Bác sĩ nổi tiếng cổ La Mã là ông Lincơ trong tác phẩm của mình đã từng kể lại câu chuyện: có một người nam thường chiêm bao thấy chân trái mình nặng như đá, bước đi không nổi. Chẳng bao lâu sau, quả nhiên chân trái anh ta bị bại liệt.

Một số nhà sinh lý học, tâm lý học và y học hiện đại cũng không ngừng mày mò về mối quan hệ giữa ác mộng và bệnh tật. Theo nghiên cứu của họ, nếu mộng thấy nhện, rắn độc và những động vật đáng sợ khác thì thường là điềm dự báo sẽ mắc bệnh ngoài da; mộng thấy bị người khác truy đuổi hoặc từ trên cao rơi xuống vực thẳm, muốn gọi mà không gọi được thì phải chú ý đến bệnh tim; nếu mộng thấy não thường bị ép, thở khó khăn thì phải chú ý bệnh về phổi; mộng thấy thường ăn phải cá thối, tôm rữa hay thực phẩm ôi thiu thì có thể là điềm báo trước về bệnh dạ dày.

Vì sao những cơn ác mộng này sẽ trở thành điềm dự báo bệnh tật? Vì bệnh tật lúc khởi phát, bệnh nhân tuy chưa có cảm giác nhưng trong cơ thể đã xuất hiện những mầm bệnh tiềm tàng. Ban ngày khi tỉnh táo, tín hiệu kích thích của ngoại giới truyền vào đại não rất nhiều; đại não bận gia công, xử lý các tín hiệu này nên những kích thích nhỏ yếu của bệnh tật ở thời kỳ đầu thường bị đại não bỏ qua. Ngoài ra, đại não còn có công năng điều chế và thích ứng đối với những chứng bệnh còn nhẹ này nên cơ thể chưa cảm giác gì. Nhưng khi ngủ, tình hình đã khác hẳn. Lúc đó, rất nhiều tế bào của đại não đã chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, nhiều tín hiệu kích thích mạnh của bên ngoài không thể truyền vào đại não được, công năng điều hòa và thích ứng cũng đã giảm thấp. Do đó, những tín hiệu khác thường của mầm bệnh trong cơ thể có thể khiến cho các tế bào ở những bộ phận tương ứng của đại não bắt đầu hoạt động. Lúc đó, ác mộng sẽ nhân cơ hội mà hình thành. Vì một số cảnh tượng của cơn ác mộng có quan hệ với những mầm bệnh tiềm tàng trong cơ thể cho nên nó trở thành điềm dự báo về bệnh tật.

Nói đến đây, có người sẽ lo lắng: một khi thấy ác mộng thì cho rằng mình đã bị bệnh. Vì vậy, cần nói ngay rằng, sự lo lắng đó là không cần thiết. Nếu nội dung ác mộng tương tự xuất hiện nhiều lần thì chúng ta nên tìm nguyên nhân hai mặt về cơ thể mình để sớm có biện pháp xóa bỏ hậu họa.

Thế nào là xe "khái niệm"?

Đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và thực hiện chính sách cải cách mở cửa, mọi người cùng có nhiều cơ hội tiếp xúc với kỹ thuật xe...

Vì sao không dùng nước thải để tưới ruộng?

Dùng nước thải để tưới ruộng đã có một lịch sử lâu đời. Thời kỳ trước Công nguyên, Trung Quốc cổ đại đã từng dùng nước thải để tưới ruộng.

Vì sao người ta lại đánh rắm?

Đánh rắm là kết quả của quá trình đường ruột bài tiết các chất khí qua hậu môn. Vậy các chất khí trong cơ thể từ đầu mà có?

Tại sao vào mùa hè trong rừng lại khá mát mẻ?

Mùa hè, sau một trận mưa không khí rất mát mẻ, đó là do nước bốc hơi, cần hấp thụ lượng nhiệt lớn, cùng với lượng nước bay hơi liên tục, nhiệt trên...

Làm thế nào để phát hiện được vết tay vô hình?

Vân tay chính là hình của da đầu ngón tay của mỗi người, do mồ hôi tiết qua kẽ da để lại. Với mỗi người có vết vân tay riêng, không ai giống ai, cho...

Tại sao trên chợ không có bán cá hố và cá hoa vàng còn sống?

Cá hố và cá hoa vàng mà chúng ta thường thấy bán trên chợ đều là chết, từ trước đến nay chưa từng nhìn thấy cá hố và cá hoa vàng sống bơi đi bơi lại trong bể nước giống như cá chép, cá mè...

Người câm có nhất định là điếc không?

Người điếc không nhất định là câm, nhưng người câm hầu như đều là điếc. Rất nhiều người tai không nghe thấy người khác nói, nhưng tự mình nói lên lại...

Vì sao thợ hàn phải che mặt nạ?

Khi đi qua chỗ hàn điện hoặc hàn hơi, bạn sẽ nhìn thấy ánh sáng lóe lên, tàn lửa bắn ra tung tóe. Chỉ cần đứng ở đó nhìn chăm chú trong 1-2 phút thì...

Vì sao vùng Hoài Bắc nhiều “gió khô nóng”?

Tỉnh An Huy Trung Quốc là vùng Bắc Hoài Hà, gọi là Hoài Bắc, Hoài Bắc ngày nay trên thượng du sông Hoài có đỉnh núi Phật Tử, hồ nước Nam Loan, ở trung...