Like
Share
Copy link
Mọi người đều biết rằng, vào mùa đông nếu ở ngoài trời ta sờ bất kỳ vật làm bằng sắt đều cảm thấy lạnh hơn so với sờ vào vật làm bằng gỗ. Tại sao gỗ và sắt ở trong cùng một môi trường nhiệt độ như nhau lại có thân nhiệt khác nhau?
Nhiệt độ của chúng đương nhiên là như nhau, vậy vì sao ta lại cảm thấy sắt lạnh hơn gỗ? Nguyên nhân là do khi trời lạnh, nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ không khí xung quanh. Nhiệt độ các đồ vật tương đương nhiệt độ của không khí. Khi ta sờ các vật bằng sắt, vì sắt truyền nhiệt nhanh hơn gỗ rất nhiều nên nhiệt lượng ở tay truyền sang sắt rất nhanh, tay ta cảm thấy rất lạnh còn gỗ truyền nhiệt chậm nên không có cảm giác như thế.
Nhưng, vào mùa hè dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, nếu ta sờ vào các vật bằng sắt và gỗ sẽ có cảm giác ngược lại là sắt có vẻ nóng hơn. Tuy cảm giác khác nhau, nhưng vẫn theo nguyên lý giống nhau, do nhiệt độ ngoài trời cao hơn thân nhiệt nên nhiệt độ của sắt và gỗ cao hơn nhiệt độ cơ thể. Sắt truyền nhiệt nhanh hơn gỗ nên tay ta cảm thấy sắt nóng hơn gỗ nhiều.
Căn cứ vào nguyên lý trên, trong cuộc sống hàng ngày những vật gì cần truyền nhiệt nhanh thì.người ta làm bằng sắt hoặc các kim loại, ngược lại những đồ vật cần truyền nhiệt chậm thường làm bằng gỗ hoặc nhựa.
Vì sao một số thành phố công nghiệp trên thế giới có mặt đất bị lún?
Vì sao vào cuối thế kỉ 19, toán học Trung quốc lại lạc hậu hơn Nhật Bản?
Răng có phải là một "mẫu xương" đặc không?
Tại sao đèn sau của xe đạp không có bóng đèn mà lại có thể lấp lánh ánh sáng?
Vì sao bồn địa Tứ Xuyên mưa nhiều về đêm?
Làm thế nào để giữ hoa cắm trong bình tươi lâu?
Vì sao mùa xuân và mùa thu lại thích hợp với việc câu cá?
Vì sao phải khai thác loại nhựa tự phân hủy?
Vì sao cơ thể người không thể thiếu men, enzim?