Sao Ngưu Lang và Chức Nữ có phải hàng năm gặp nhau không?

Chập tối mùa hè trên đỉnh đầu ta có một ngôi sao sáng, đó là sao Chức nữ. Cách sông Ngân Hà, phía Đông Nam sao Chức nữ nhìn sang một ngôi sao sáng khác đó là sao Ngưu Lang. Hai bên sao Ngưu lang còn có hai ngôi sao nhỏ.

Từ Trái Đất nhìn lên, hai sao Ngưu Lang và Chức Nữ chỉ cách nhau một dải Ngân Hà, trên bầu trời cự ly không xa. Nhưng trên thực tế khoảng cách giữa chúng là vô cùng xa, ước khoảng 16,4 năm ánh sáng. Trong câu chuyện thần thoại Ngưu Lang - Chức Nữ hàng năm đến tối ngày 7 tháng 7 âm lịch sẽ qua sông gặp nhau.

Thực ra đó chỉ là huyền thoại. Bởi vì cứ cho là sao Ngưu Lang đi bộ rất nhanh, mỗi ngày đi được 100 km thì từ sao Ngưu Lang đến sao Chức Nữ cần đi mất 4,3 tỉ năm; nếu đi bằng tàu vũ trụ, mỗi giây bay được 11 km thì thời gian bay từ sao Ngưu Lang đến sao Chức Nữ phải mất 45 vạn năm. Nếu gọi điện thoại từ tiếng gọi đầu tiên đến lúc nhận được câu trả lời tối thiểu cũng cần 32,8 năm. Cho nên nói hai sao Ngưu Lang, Chức Nữ hàng năm hội ngộ một lần là hoàn toàn không có.

Khoảng cách giữa sao Ngưu Lang và Chức Nữ đến Trái Đất ta đều rất xa. Sao Ngưu Lang cách xa ta 16 năm ánh sáng, tức là những tia sáng của sao Ngưu Lang mà ta vừa trông thấy đã phát xuất phát trước đây 16 năm. Sao Chức Nữ cách Trái Đất càng xa hơn, khoảng 26,3 năm ánh sáng. Chính vì chúng ta rất xa nên ta mới nhìn thấy hai sao là hai điểm sáng nho nhỏ. Thực ra sao Ngưu Lang và Chức Nữ đều là những tinh cầu lớn hơn Mặt Trời rất nhiều. Thể tích sao Ngưu Lang to gấp đôi Mặt Trời, nhiệt độ bề mặt cao hơn Mặt Trời 2000 độ, ánh sáng phát ra mạnh gấp 10 lần; sao Chức Nữ càng lớn hơn sao Ngưu Lang, thể tích gấp 21 lần so với Mặt Trời, ánh sáng phát ra mạnh hơn 60 lần. Nhiệt độ bề mặt sao Chức Nữ gần 1 vạn °C, còn cao hơn 3000°C so với nhiệt độ Mặt Trời. Nhiệt độ này thậm chí còn cao gấp mấy lần so với nhiệt độ ánh lửa hồ quang điện. Chẳng trách mà ta nhìn thấy ánh sáng màu trắng của sao Chức nữ chỉ là một điểm sáng xanh.

Tại sao hổ thiên ngưu lại giống ong vò vẽ?

Có một loại côn trùng được gọi là hổ thiên ngưu, hình dáng của nó lại không hề liên quan gì đến loại sâu thiên ngưu mà chúng ta biết, bất luận nhìn về sự lớn nhỏ, hình dáng, màu sắc hay là các phương diện khác thì nó đều giống một con vò vẽ.

Nhà du hành vũ trụ được huấn luyện như thế nào?

Sau khi trúng tuyển nhà du hành, việc huấn luyện bắt đầu. Huấn luyện thường gồm ba mặt: học lý luận vũ trụ và tri thức cơ sở; huấn luyện các kĩ năng...

Vì sao rác thải vũ trụ uy hiếp hoạt động vũ trụ?

Từ ngày nhân loại bắt đầu hoạt động khám phá vũ trụ đến nay, xác của tên lửa, các thiết bị vũ trụ sau khi phóng lên không làm việc nữa, tự nổ phá huỷ...

Tại sao dễ nhớ những công việc chưa xong?

Trong cuộc sống, có những việc hoàn thành hôm trước, hôm sau nó đã bay sạch khỏi đầu ta, cứ như chưa hề hiện diện vậy. Ấy thế mà những việc chưa xong,...

Sao siêu mới bùng nổ có ảnh hưởng đến Trái Đất không?

Ngày 24 tháng 2 năm 1987, một số nhà khoa học ở Đại học Toronto, Canađa lần đầu tiên phát hiện trong tinh vân Magellan lớn ở tận cùng bầu trời phía...

Vì sao núi lửa lại hoạt động được?

Núi lửa là hiện tượng nham thạch trong lòng đất phun ra. Bình thường nham thạch bị vỏ Trái Đất bao kín.

Những sọc vằn trên thân ngựa vằn có tác dụng gì?

Sự rộng hẹp của sọc vằn trên thân ngựa vằn có liên quan đến giống loài. Các sọc vằn đẹp đẽ có thể được coi là dấu hiệu nhận biết giữa đồng loài với nhau.

Kĩ thuật "nhân bản vô tính" có thể cứu các loài vật khỏi bị tiêu diệt không?

Kể từ khi các nhà khoa học Anh “nhân bản vô tính” con cừu “Đôli” đến nay, đã có tiếng vang rất lớn trên thế giới. Ngoài cừu ra thì những động vật khác...

Vì sao nói sóng hạ âm (thấp hơn sóng âm thanh) cũng làm chết người?

Năm 1948, tàu chở hàng của Hà Lan khi đi qua một eo biển đã gặp bão. Sau đó toàn thể thủy thủ đều chết một cách im lặng.