Các kiến trúc cao tầng chống động đất ra sao?

5 giờ 46 phút sáng ngày 17 tháng 1 năm 1995, ở thành phố Kobe Nhật Bản đã xảy ra một trận động đất mạnh 7,2 độ Richter, hơn một vạn ngôi nhà bị sụp đổ, hầu như toàn thành phố bị cắt điện, cắt nước, đường ống hơi than bị vỡ, đồng thời gây ra hơn 300 vụ cháy lớn.

Tuy nhiên, trước tai hoạ động đất nghiêm trọng đó, người ta lại phát hiện một hiện tượng kinh ngạc lạ lùng, nhiều ngôi nhà thấp tầng cũ nếu không bị sụp đổ hoàn toàn, thì cũng thành một đống gạch vụn, còn những kiến trúc cao tầng hiện đại hoá thì lại ngang nhiên đứng sừng sững trong đống hoang tàn. Lẽ nào đó là một kỳ tích?

Nhật Bản là một nước có nhiều động đất, nhiều lần động đất đã gây nên những tổn thất nặng nề về người và của. Từ trong những trận động đất người ta đã rút ra những bài học sâu sắc - công trình kiến trúc không thể quá cao. Năm 1963 Chính phủ Nhật Bản đã ra văn bản quyết định rõ ràng rằng các công trình kiến trúc nói chung không được cao quá 31m. Tuy nhiên, các chuyên gia xây dựng Nhật Bản sau khi trải qua một thời gian dài phân tích và nghiên cứu, đã phát hiện sóng xung kích theo chiều ngang của động đất chiếm địa vị chủ yếu, mà đối phó với lực thiên nhiên to lớn đó, không thể chống lại một cách "cứng rắn" mà "tuỳ theo tình thế" để làm dịu bớt đi. Những toà nhà chọc trời được xây dựng trên cơ sở lý luận mới về chống động đất, có thể hấp thu năng lượng chấn động, như vậy, sóng xung kích của động đất khi truyền từ dưới công trình kiến trúc lên trên cao, tuy rằng có thể gây rung động, nhưng lại không thể làm cho kết cấu bê tông thép bị phá hỏng. Những luận đoán khoa học đó đã khiến cho Chính phủ Nhật Bản thay đổi quyết định ban đầu. Thế là, gần 20 năm lại đây, các kiến trúc cao tầng ở Nhật Bản phát triển như măng mọc sau mưa xuân, sừng sững lên đến tầng mây. Điểm mấu chốt về chống động đất của kiến trúc cao tầng là do thiết kế. Quan niệm cũ cho rằng, chỉ có xây dựng tầng dưới cùng thật nặng, vững chắc thì mới có thể chịu đựng được sóng xung kích mạnh mẽ của trận động đất, mà trên thực tế thì những toà nhà kiểu cũ, có nền bê tông cốt thép nặng nề, càng lên cao thể tích càng nhỏ, trong trận động đất mạnh sẽ bị "văng" ra, thậm chí bị gãy đứt ngang tận gốc. Còn các kiến trúc cao tầng hiện đại thì đã thay đổi nhược điểm trí mạng vừa "cứng" lại vừa "giòn" của các toà nhà kiểu cũ. Kiến trúc hiện đại dùng vật liệu thép có cường độ cao rất ít vết rạn nhỏ li ti, để chế tạo kết cấu xà dầm có mật độ tương đối lớn, do đó đã làm tăng rất nhiều khả năng chống động đất của giá thép, các tấm vách bê tông được chế tạo đặc biệt đã làm tăng ứng lực của giá thép được sản sinh ra đồng thời với sóng xung kích; kỹ thuật hàn mới lại nâng cao thêm một bước khả năng chống động đất của cả khối kiến trúc cao tầng, khiến cho các toà nhà chọc trời trở thành "trong cương có nhu". Trong trận động đất ở Kobe, khi từng đợt sóng xung kích truyền lên tầng cao, tuy phần mái toà nhà dao động với biên độ đạt đến 1 m, nhưng kết cấu của cả toà nhà vẫn bình yên vô sự. Điều đó chứng tỏ rằng, về các mặt cư trú thoải mái và độ an toàn chống động đất của kiến trúc cao tầng đều rất có triển vọng.

Tại sao đèn sau của xe đạp không có bóng đèn mà lại có thể lấp lánh ánh sáng?

Trên cái chắn bùn đằng sau xe đạp có một đèn màu đỏ hoặc màu da cam. Điều thú vị là bên trong đèn không có bóng đèn, nhưng khi nhìn vào ta lại thấy...

Vì sao laze là khí cụ đo mây cao cấp tiên tiến?

Mây là căn cứ quan trọng để dự báo thời tiết, cũng là thông số mà an toàn hàng không cần phải biết.

Tại sao có thể dùng máy tầm ngư để phát hiện đàn cá?

Người ta thường cho rằng, các loài vật cũng có tiếng nói riêng của mình. Vậy phải chăng loài cá cũng có tiếng nói riêng của chúng? Chúng ta có thể nghe thấy tiếng nói của chúng hay không?

Ngành công nghệ thông tin là gì?

Cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học kĩ thuật, toàn xã hội đã sắp bước vào xã hội tin học hoá. Trong quá trình này ngành công nghệ thông tin tất...

Tại sao chúng ta tin vào linh hồn?

Những cuộc nói chuyện với linh hồn người đã khuất có thể chỉ là kết quả của sự sợ hãi hay ám ảnh, chứ chả phải là cuộc gặp gỡ tâm linh nào hết. Các...

Vì sao nói não càng dùng càng thông minh?

Có người nói: "Não nếu được dùng nhiều, các tế bào não sẽ bị chết", "não dùng nhiều sẽ trở nên chậm chạp". Cách nói này không có cơ sở khoa học.

Vì sao từ bột gạo không thể sản xuất được loại thức ăn xốp như bột mì?

Gạo và bột mì là lương thực chính của người. Tuy cả hai đều chứa tinh bột nhưng thức ăn chế tạo từ hai loại bột gạo và bột mì lại khác nhau.

Tại sao xe vượt dã có thể trèo leo, vượt suối dễ dàng?

Nếu bạn là một người yêu thích thể thao, chắc chắn bạn sẽ không lấy làm lạ trước cuộc đua về sức kéo của ô tô một cách đầy kích thích và căng thẳng....

Có phải sư tử đực lười, sư tử cái chăm?

Sư tử là loài động vật thích sống quần cư. Một bầy sư tử giống như một gia đình lớn và do một con sư tử đực khoẻ mạnh làm đầu đàn. Điều kì lạ là con đầu đàn trong bầy sư tử nhìn trông rất lười nhác.