Năm 1988, tại Thế vận hội ở Seun, vận động viên điền kinh Canada B.Jonhson tham gia chạy 100 m nam. Vì kết quả kiểm tra nước tiểu tại hiện trường cho thấy có thuốc kích thích nên danh hiệu quán quân của anh bị tước đi. Ngoài ra, vận động viên này còn bị phạt 2 năm không được thi đấu.
Tôn chỉ của Thế vận hội là thể chất mạnh mẽ, tăng cường sức khỏe; cho nên mọi hình thức mượn thuốc để nâng cao thành tích thi đấu đều trái với tôn chỉ này. Hơn nữa, việc dùng các thuốc kích thích chắc chắn rất có hại cho sức khỏe. Vì vậy, những loại thuốc này trở thành thuốc cấm của Thế vận hội.
Thuốc cấm của Thế vận hội có không dưới 100 loại, chủ yếu thuộc mấy dạng sau:
- Thuốc gây hưng phấn thần kinh trung khu như caphein, lithalin, strycnin. Chúng có tác dụng gây hưng phấn đối với hệ thần kinh, làm tinh thần phấn chấn, người tỉnh táo, giảm cảm giác mệt mỏi. Nhưng chúng cũng đem lại những hậu quả không tốt như dị ứng thần kinh, mất ngủ, choáng đầu, tim hồi hộp, huyết áp tăng cao, gây nghiện.
- Thuốc gây hưng phấn cơ bắp như sinsitimin pintinsitimin, niwelin. Chúng có thể gây hưng phấn ở mức độ nhất định đối với cơ vận động, tăng cường lực co của cơ. Nhưng thuốc cũng gây ra tác dụng phụ như tim đập chậm, nôn nao, nôn ẩu, da nổi mẩn...
- Loại steron đào thải: Có tác dụng tăng tốc độ hấp thu, đào thải, tăng các chất tạo thành anbumin, tăng công năng nội tiết. Thuốc dễ dẫn đến phù thũng, tổn hại gan.
- Thuốc lợi tiểu: Có tác dụng tăng tiểu, thông qua nước tiểu để bài tiết nhanh những chất thải trong
cơ thể; hoặc làm cho cơ bắp vận động, sản sinh nhanh các chất phế thải có lợi cho việc nâng cao sức mạnh và sức chịu đựng của cơ bắp. Ngoài ra, thông qua cơ chế lợi tiểu, thuốc giúp bài tiết nhanh những chất thuốc mà Thế vận hội cấm. Nhưng thuốc lợi tiểu cũng gây mất nhiều nước và muối, làm nhiễu loạn các chất axit, kiềm trong cơ thể.
Để bảo đảm sức khỏe cho vận động viên, các Thế vận hội hiện đại đã có Trung tâm kiểm nghiệm để ngăn ngừa vận động viên dùng thuốc kích thích.