Vì sao phải giám sát và đo ô nhiễm môi trường?

Ô nhiễm môi trường là kẻ thù chung của nhân loại. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của những người làm công tác bảo vệ môi trường là trừ bỏ ô nhiễm, làm cho môi trường trở thành trong sạch. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều đó? Muốn trừ bỏ ô nhiễm môi trường thì phải tìm hiểu nắm vững nó, chỉ có như thế mới lập được những kế hoạch hữu hiệu và sử dụng những biện pháp thích hợp để trừ bỏ.

Ô nhiễm môi trường có rất nhiều dạng, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm đất đai, ô nhiễm các vật thải, ô nhiễm sinh hoạt v.v... Sự ô nhiễm này lại có thể phân thành ô nhiễm có tính vật lý, tính hóa học và tính sinh vật. Nguồn gây nên ô nhiễm môi trường và các chất ô nhiễm luôn luôn biến đổi. Vì vậy muốn hiểu biết đúng và nắm vững bản chất sự ô nhiễm thì đó là điều không dễ.

Để triệt để nắm bắt được “con ác quỷ” gây ô nhiễm, người ta phải nhờ đến “lưới trời” là sự giám sát và đo lường môi trường. Giám sát và đo lường môi trường tức là dùng các biện pháp khoa học kĩ thuật tiên tiến để xác định mức độ chất lượng môi trường tốt hay xấu. Kết quả đo được có thể dùng các con số đặc trưng cho một ý nghĩa nào đó để biểu thị.

Đo lường môi trường là cơ sở thực tế để nghiên cứu và bảo vệ môi trường. Nếu thu thập lâu dài một lượng lớn những số liệu về đo lường môi trường, ta có thể nghiên cứu được quy luật về nguồn gốc, phân bố, di chuyển và biến hóa của các chất gây ô nhiễm môi trường, từ đó đưa ra những dự đoán về xu thế ô nhiễm, còn có thể dựa trên cơ sở này để triển khai các mô hình mô phỏng nghiên cứu, đánh giá chính xác chất lượng môi trường, xác định được đối tượng gây ô nhiễm cần khống chế, lấy đó làm căn cứ khoa học để nghiên cứu các đối sách khống chế ô nhiễm và tiến hành quản lí môi trường.

Từ khoá: Ô nhiễm môi trường; Đo lường môi trường.

Vì sao Hoàng Hà bị đứt dòng?

Hoàng Hà là do nước sông vàng đục mà có tên như thế. Sông Hoàng Hà dài 5.

Vì sao trên núi cao nấu cơm không chín?

Những người thăm dò địa chất và vận động viên leo núi hoạt động trên núi cao thường hay gặp chuyện lúng túng như thế này: nước trong nồi cơm sôi sùng sục đã lâu, hơi nước bốc nghi ngút, song cơm trong nồi vẫn sống.

Tại sao cà phê và chè có tác dụng làm tỉnh táo đầu óc?

Cà phê, chè và ca cao vốn được coi là ba loại đồ uống nổi tiếng trên thế giới. Cà phê là do quả cà phê thuộc thực vật họ khiếm thảo gia công thành,...

Tại sao mũ bảo hộ lao động phải làm theo hình bán cầu?

Các công nhân xây dựng hoặc công nhân hầm mỏ đều phải đội mũ bảo hộ khi làm việc. Mũ bảo hộ được làm theo hình bán cầu. Mũ bảo hiểm xe máy cũng có hình bán cầu...

Vì sao "siêu âm B" cũng có thể chẩn đoán được bệnh?

Cùng với sự phát triển của y học, những thiết bị chẩn đoán bệnh tiên tiến không ngừng ra đời. Chẩn đoán siêu âm B chính là phương pháp chẩn đoán mới...

Trí thông minh là gì?

Edison cần tính dung tích một bóng đèn hình quả lê, ông giao nhiệm vụ đó cho trợ lý Chapton. Hơn một tiếng đồng hồ, Chapton loay hoay mãi với các công...

Làm thế nào để phân biệt được giữa rắn độc và rắn không độc?

Trên thế giới có khoảng hơn 2500 loài rắn, rắn độc có khoảng trên dưới 650 loài, trong đó Trung Quốc đã có 47 loài rắn độc.

Tại sao lươn cái lại biến thành lươn đực?

Khi mổ lươn, ta thường phát hiện những con lươn to và ráp đều không có trứng mà những con nhỏ, mịn lại có trứng, vậy nguyên nhân do đâu?

Tại sao có một số cây già bị rỗng thân nhưng vẫn sống được?

Chúng ta thường thấy có một số cây già lâu năm, mặc dù thân rỗng nhưng cành lá vẫn xanh tươi. Thân những cây này bị rỗng không phải là do cấu tạo vốn...