Tại sao nhìn vẩy cá có thể biết được tuổi của cá?

Cá có con to, con nhỏ, muốn biết tuổi của cá, thông thường chỉ cần bóc một cái vẩy trên thân cá, quan sát tỉ mỉ thì có thể thấy ngay.

Tại sao nhìn vẩy cá thì có thể biết được tuổi của cá? Từ trong quy luật sinh trưởng của cá, chúng ta có thể biết rằng, đại đa số cá năm đầu tiên bắt đầu cuộc đời thì toàn thân đã mọc đầy vẩy. Vẩy là do nhiều tấm mỏng to nhỏ khác nhau tạo thành, giống như một hình nón thấp bị cắt mất chóp không quy tắc lắm, ở giữa dày, bên trên mỏng, lớp phía trên cùng là nhỏ nhất, nhưng là già nhất, lớp phía dưới cùng to nhất, nhưng là trẻ nhất. Khi vẩy lớn lên, thì trên bề mặt của nó có tấm mỏng mới mọc ra, cùng với sự gia tăng của tuổi cá, số tấm mỏng cũng không ngừng tăng lên.

Trong bốn mùa của một năm, tốc độ sinh trưởng của cá không giống nhau. Thông thường, mùa xuân và mùa hạ cá sinh trưởng nhanh, mùa thu sinh trưởng chậm, mùa đông lại ngừng sinh trưởng, mùa xuân năm thứ hai lại khôi phục sinh trưởng lại. Vẩy cá cũng như vậy, phần mọc ra vào mùa xuân - hạ tương đối rộng, phần mọc ra vào mùa thu tương đối hẹp, mùa đông lại ngừng sinh trưởng. Tấm mỏng rộng hẹp không giống nhau xếp lại với nhau có thứ tự, bao quanh trung tâm từng cái nối tiếp nhau, hình thành nhiều vòng, gọi là "vòng đời sinh trưởng". Số vòng đời sinh trưởng vừa vặn phù hợp với số năm mà loài cá đã trải qua.

Tấm mỏng rộng được mọc ra vào mùa xuân - hạ xếp thưa thớt, tấm mỏng hẹp được mọc ra vào mùa thu xếp dày đặc, giữa hai loại này có ranh giới rất rõ ràng, là sự phân chia ranh giới giữa vòng sinh trưởng năm thứ nhất và vòng sinh trưởng năm thứ hai, gọi là "vòng đời". Cá có vòng đời nhiều thì tuổi lớn, cá có vòng đời ít thì tuổi ít.

Do vậy, nhìn vẩy cá, căn cứ vào sự ít nhiều của vòng đời thì có thể tính ra tuổi chính xác của cá.

Lợi dụng vẩy cá để xác định tuổi của cá là phương pháp được áp dụng phổ biến, nhưng không phải là phương pháp duy nhất. Bởi có loại cá không có vẩy, có loại cá chỉ quan sát từ trên vẩy cá cũng không chắc chắn. Vì vậy, những người làm công tác nghiên cứu về loài cá lợi dụng xương cột sống, xương nắp mang, đá nghe... làm tài liệu quan sát. Phương pháp quan sát gần giống như việc quan sát vẩy cá, đều là lợi dụng loài cá do thời kì sinh trưởng không giống nhau mà "vòng đời" được hình thành để xác định tuổi lớn hay nhỏ.

Biết tuổi của cá có rất nhiều lợi ích, có thể giúp cho chúng ta xác định sự hình thành tuổi của đàn cá, thực hiện việc bắt cá lớn giữa cá nhỏ, bắt vào thời gian thích hợp, để đạt được mục đích bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thuỷ sản.

Thành phố biển tương lai sẽ thế nào?

Biển là một kho báu tài nguyên lớn, đi đôi với sự cạn kiệt tài nguyên trên đất liền và mức độ chiếm hữu không gian đất liền ngày càng lớn, xã hội loài...

Cách phân biệt một số loại tên lửa

Theo thống kê, hiện trên thế giới có gần 600 loại tên lửa có tính năng, công dụng khác nhau. Dựa trên sự khác nhau của căn cứ phóng tên lửa và vị trí...

Tại sao rắn đuôi kêu khi bò có thể phát ra tiếng kêu?

Một số vùng ở Châu Mĩ khi nghe thấy âm thanh "cala - cala", người không có kinh nghiệm đấy là tiếng nước chảy từ khe suối, nhưng xung quanh lại chẳng có một con suối nào cả.

Thế nào là ô nhiễm mùi thối?

Mùi thối là mùi khó ngửi, gây cho người ta cảm giác khó chịu. Nước cống, nhà vệ sinh công cộng, các bãi rác đều phát ra mùi hôi thối, khuếch tán vào...

Thế nào là "Chính sách bong bóng"?

"Chính sách bong bóng” là chính sách quản lí môi trường rất nổi tiếng được người Mỹ đặt ra năm 1979. Chữ “bong bóng” ở đây là chỉ như bong bóng xà...

Tại sao bọ chó có thể nhảy rất cao?

Bọ chó là "quỷ hút máu" nổi tiếng, cơ thể nó rất dẹt, thân dài cũng chỉ có 1 ~ 5 mm, đầu nhỏ nhưng không có cánh.

Tại sao nói CPU là bộ phận trung tâm của máy tính?

Máy vi tính có năm bộ phận chủ yếu hợp thành, đó là: (1) CPU (Central Processing Unit): bộ xử lý trung tâm hay còn gọi bộ vi xử lý. (2) Bộ lưu trữ...

Vì sao nói thành phố cũng là một hệ thống sinh thái?

Nói đến hệ thống sinh thái, chúng ta thường nghĩ đến một ao hồ, cánh đồng cỏ, hoặc một dãy núi, còn thành phố hầu như khác hẳn với chúng. Vậy vì sao...

Vì sao đêm đến hoa huệ mới toả hương ngào ngạt?

Tục ngữ ta có câu "hoa không phơi nắng không thơm", ấy là vì khi ánh nắng rọi xuống, nhiệt độ tăng lên, làm dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều....