Tại sao những loại kéo có tác dụng khác nhau thì hình dạng cũng khác nhau?

cái kéo

Kéo là loại công cụ đa tác dụng, ngoài loại dùng để cắt vải mà chúng ta thường thấy còn có kéo cắt tóc, kéo dùng để cắt sắt, dùng cắt tỉa cây cảnh v.v... Với những tác dụng khác nhau, hình dạng chiếc kéo cũng khác nhau, điểm khác biệt chủ yếu nằm ở độ dài của lưỡi kéo và tay cầm. Tại sao lại như vậy?

Kéo là một dạng công cụ đòn bẩy. Điều kiện cân bằng của đòn bẩy là mô men động bằng mô men trở lực. Điểm tựa của đòn bẩy nằm ở chiếc đinh ở giữa kéo. Khi mở lưỡi kéo, có thể thấy lưỡi kéo chuyển động quanh điểm tựa. Còn điểm tác dụng của động lực nằm ở chỗ ngón tay tác động vào tay cầm của kéo, điểm tác động của trở lực nằm ở vi trí lưỡi kéo cắt vật thể.

Tuỳ vào nhu cầu khác nhau mà người ta chế tạo ra những chiếc kéo có hình dạng khác nhau sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. Với loại kéo dùng đế cắt thép tấm, khi cắt tấm sắt lưỡi kéo sẽ gặp trở lực rất lớn, nên cần động lực cắt lớn, để tiết kiệm sức lực cần phải tạo cho cánh tay động lực lớn hơn cánh tay trở lực. Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng kéo cắt sắt có lưỡi ngắn nhưng tay cầm rất dài. Cũng tương tự như vậy, kẻo cắt tỉa cây cảnh cũng có phần tay cầm dài hơn nhiều so với phần lưỡi. Kéo cắt tóc, cắt vải, cắt giấy khi cắt chỉ gặp trở lực nhỏ, có thể để phần cánh tay động lực nhỏ hơn cánh tay trở lực. Tuy đôi lúc cần dùng lực mạnh hơn nhưng lại giảm được cung độ mở của lưỡi kéo. Với loại kéo thường dùng, do được tính đến yêu cầu đa tác dụng nên độ dài của cánh tay động lực và cánh tay trở lực gần như bằng nhau. Ngoài những khác biệt bề ngoài như trên, các loại kéo khác nhau còn có những khác biệt nhỏ khác. Chẳng hạn, đế đảm bảo an toàn, kéo thủ công của trẻ em ở phần lưng và mũ kéo thường phủ nhựa. Với loại kéo dùng trong thêu thùa, mũi kéo hơi cong v.v...

Tại sao một người nằm trên tấm phản đầy đinh nhọn và đặt tàng đá nặng lên người cho người khác đập lại không bị thương?

Một số người tự nhận là luyện được nội công.

Tại sao cây trồng trong chậu cảnh có thể cứng cáp, nhiều dáng thế?

Bước vào vườn cây cảnh trong công viên thực vật Thượng Hải, bạn sẽ thấy có một số cây già trong chậu cảnh đã sống được mấy chục năm, thậm chí mấy trăm...

Ngoài nguỵ trang màu sắc ra, tắc kè hoa còn có bản lĩnh gì để chống lại kẻ thù?

Biện pháp hiệu quả chống kẻ thù thường dùng nhất của tắc kè hoa chính là tiến hành nguỵ trang thay đổi màu sắc cơ thể, để đề phòng và đánh lừa kẻ địch.

Vì sao phải đắp đảo nhân tạo trên biển?

Trong biển có nhiều đảo, chúng đều là đảo tự nhiên. Ngày nay nhiều nước trên thế giới lấp biển xây dựng đảo nhân tạo.

Vì sao nói cây mía là vệ sĩ bảo vệ môi trường?

Mía ngoài việc hấp thụ một số khoáng chất trong đất, chủ yếu là hấp thụ khí CO2 trong không khí. Mía hàng ngày có thể hấp thụ một lượng khí CO2 cao...

Bài toán “Hàn Tín điểm binh” là thế nào?

Bài toán “Hán Tín điểm binh” là một trò chơi dự đoán số thú vị. Giả sử bạn cầm trong tay một số lá cờ (trên dưới 100 lá), trước hết bạn chập thành...

Cửa sông Trường Giang cổ đại nằm ở đâu?

Mở bản đồ nhìn thoáng qua ta đã thấy cửa sông Trường Giang đổ vào biển, tựa như miệng lớn của con rồng: khu vực Giang Tô hướng ra phía đông là môi...

Tại sao sao Kim quay ngược chiều?

Sao Kim, còn được gọi là sao Hôm, hay sao Mai là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời quay từ Đông sang Tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều...

Vì sao đá quý lại có nhiều màu sắc?

Đá quý có nhiều màu sắc lấp lánh gợi sự ham thích của mọi người. Vẻ đẹp kỳ lạ của đá quý do đâu mà có? Qua các phân tích hoá học và phân tích quang...