Tại sao bọ hung phải lăn vào bãi phân?

Mỗi năm, khi mùa hạ thu đến, ở bên cánh đồng và bên đường thường có thể nhìn thấy những đôi côn trùng cánh cứng đen trũi, béo mập đang dũi trong một đống rác màu xám đen, đó chính là "bọ hung đẩy cục phân" mà người ta thường nói.

Cục phân mà bọ hung đang lăn này được làm thành bằng cách nào vậy? Hoá ra, phía trước đầu của bọ hung rất rộng, phía trên còn mọc một loại sừng cứng giống như một cái bừa đinh hình tròn dùng làm ruộng. Bọ hung dùng chiếc "bừa đinh" trên đầu này cắm vào bãi phân ướt của người và gia súc, ép xuống phía dưới cơ thể, dùng 3 đôi chân xoa mạnh. Lúc đầu xoa là một đống rác không lớn cũng không tròn, qua sự xoay tròn chầm chậm đã thành quả bóng tròn to như quả táo vậy. Ngay sau đó, loài côn trùng cánh cứng này đã đẩy quả bóng tròn lăn chuyển, dính lên từng lớp đất, đôi khi đất quá khô không dính được, chúng còn có thể thải một ít phân và nước tiểu để dính đất. Quả bóng tròn này thường là do một đôi bọ hung đực và bọ hung cái hợp tác tạo thành.

Khi bọ hung đẩy cục phân, thường là một con ở phía trước, một con ở phía sau. Con phía trước dùng chân sau nắm chắc cục phân, chân trước đi, dùng sức kéo về phía trước, con phía sau dùng chân trước bám chắc cục phân, chân sau đi, dùng sức đẩy về phía trước, khi gặp phải chướng ngại vật không đẩy được thì con ở phía sau cúi đầu xuống dùng sức đẩy về phía trước.

Chúng muốn đẩy cục phân đến nơi nào vậy? Cục phân này còn có tác dụng gì?

Hoá ra là bọ hung đẩy cục phân là để chuẩn bị thực phẩm cho con cái của chúng. Sau khi bọ hung đẩy cục phân đến nơi an toàn thì sẽ dùng sừng trên đầu và ba đôi chân để đào xốp đất phía dưới cục phân lên, làm cho cục phân chìm dần xuống, sau đó lại đảo hết đất xốp từ xung quanh cục phân lên. Trong thời gian khoảng 2 ngày bận không nghỉ như vậy, khi cục phân chìm xuống đất, bọ hung cái sẽ đẻ trứng trên cục phân. Như vậy, bọ hung coi như là đã hoàn thành một công việc truyền giống (sinh sản) bận rộn. Sau đó từng đôi từng đôi từ giữa đất xốp bò lên, đồng thời nén chặt đất dần xuống cho đến khi ngang bằng với mặt đất.

Trứng sau một khoảng thời gian ở trong hố sẽ nở ra thành ấu trùng màu trắng, ấu trùng coi cục phân chính là thực phẩm.

Bọ hung rất thích dùng phân trâu làm thành cục, bởi vì trâu là động vật nhai lại, thức ăn đưa vào trong bụng được nhai rất nát, phân thải ra tương đối loãng, dễ dính lại với nhau, ngoài ra chất dinh dưỡng phong phú, ấu trùng rất thích ăn.

Khói bếp có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người không?

Khói dầu, mỡ trong bếp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo số liệu điều tra thì hệ số phát bệnh ung thư phổi của phụ nữ cao hơn những người...

Tại sao nói: Quần thể sinh vật kì diệu không gì sánh được?

Có một loài sinh vật có hình dáng hoặc hình tròn, hoặc hình lá, có loại thậm chí giống như kết cấu của thực vật có rễ, thân, lá, nhưng chúng chắc chắn không phải là thực vật.

Trái Đất được hình thành như thế nào?

Chúng ta sống trên Trái Đất, thường muốn tìm hiểu quá trình hình thành của nó "Trái Đất từ đâu đến? Ban đầu nó có giống với hiện nay không?"

Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?

Trong tiếng Hán có nhiều từ ngữ được đặt với hai chữ "ngũ” (năm) và "thập" (mười). Các từ ngữ này thường nói lên ý nghĩa "toàn bộ" hoặc "viên mãn"...

Thế nào là bộ bốn (tiếng Anh: quaternion)?

Số phức a + bi có thể được xem là cặp số thực theo thứ tự (a,b), nó đối ứng nhau ở một điểm trên hệ tọa độ vuông góc. Theo gợi ý từ tư tưởng này, nhà...

Tại sao có thể “treo” toà nhà mấy chục tầng lên?

Nghe ra thì thật khó tin, kiến trúc cao mấy chục tầng lại có thể "treo" lên không trung như treo lồng chim sao? Nhưng toà nhà của Công ty động lực...

Vì sao số lần đi hai xe buýt công cộng lại khác nhau nhiều đến thế?

Từ nhà bạn Minh đến trường học có hai tuyến xe công cộng đều có thể đi đến trường, tuyến xe 101 và tuyến xe 105. Các xe trên hai tuyến xe được đánh số...

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo (hay trí thông minh nhân tạo, AI, tiếng Anh là artificial intelligence hay machine intelligence - btv) là trí tuệ được thể hiện bởi...

Vì sao máy bay tốc độ lớn ngày càng... “cụt cánh”?

Cùng với việc nâng cao tốc độ của các phi cơ, con người ngày càng thu ngắn cánh của chúng lại. Họ tiết kiệm vật liệu chăng?