Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ?

Quan niệm rằng cứ máu là đỏ đã ăn sâu vào chúng ta đến mức, ta không nhận ra rằng còn có những loài máu trong như nước, nhờ nhờ vàng hoặc hơi xanh. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy chỉ có động vật bậc thấp mới có màu máu kỳ lạ như vậy thôi.

Đó là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn động vật bậc thấp thì không.

Nếu đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho quay thật nhanh, nó sẽ tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có màu vàng, khá trong, được gọi là huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%). Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt, được gọi là huyết sắc tố.

Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… thì khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất, tằm cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).

Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ coi là một dịch thể.

Máy bay đều muốn bay cao phải không?

Chúng ta biết rằng, máy bay thường đều bay càng cao càng tốt. Vì vậy, xét về mặt quân sự, khi không chiến, nếu có thể bay cao hơn máy bay của địch thì...

Vì sao có thể phá sương mù bằng phương pháp nhân tạo?

Sương mù là do những giọt nước hoặc tinh thể băng trôi nổi trong không khí mà thành. Khi có mù sẽ cản trở tầm nhìn, do đó những vật xa nhìn không rõ,...

Tại sao trong không trung lại có hiện tượng bị mất trọng lực?

Vạn vật trên Trái đất đều chịu sức hút của Trái đất, và được gọi là trọng lực. Độ lớn của trọng lực giảm dẩn cùng với sự tăng lên của độ cao.

Tại sao linh ngưu được gọi là "sáu không giống"?

Ở Trung Quốc, có một loài động vật quý hiếm gọi là mi lộc (nai gạc), còn được gọi là "bốn không giống", nhưng loài động vật "sáu không giống" hình như lại chưa nghe thấy bao giờ.

Tại sao lúa lai cần phối hợp "ba hệ"?

Trên ruộng lúa, chúng ta có thể nhìn thấy một loại lúa mới, sản phẩm này mọc rất cao to, thân thô khoẻ, sinh trưởng đặc biệt dồi dào. Khi trổ bông...

Vì sao phải đặt tường chắn trên đường cầu vượt?

Đường cầu vượt là một trong những tiêu chí giao thông của thành phố hiện đại. Khi lái xe trên đường cầu vượt, nếu chú ý bạn sẽ nhìn thấy nhiều chỗ hai...

Tại sao nói thông tin liên quan mật thiết tới sự sống còn của loài người?

Từ khi xuất hiện xã hội loài người thì thông tin đã có tác dụng vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Ví dụ thời viễn cổ, khi gặp thú dữ...

Vì sao khi ăn rau cần phải rửa sạch, ăn hoa quả phải gọt vỏ?

Rau, hoa quả, dầu thực vật chúng ta mua ở chợ về hầu như đều chứa thuốc bảo vệ thực vật, mặc dù có những loại thuốc trong quá trình canh tác không hề...

Tại sao các dòng sông đều uốn lượn?

Nếu nhìn trên bản đồ bạn sẽ thấy rằng, các dòng sông tự nhiên đều có hình uốn lượn. Trên thực tế cũng đúng như vậy.