Tại sao lá dừa thường mọc tập trung ở trên đỉnh ngọn cây?

Cây dừa là tượng trưng của thực vật nhiệt đới, chúng sinh trưởng ở vùng ven biển, cao to thẳng đứng, trên ngọn mọc thành bụi những lá kép dạng lớn, con người nhìn thấy nó, tự nhiên cảm thấy cảnh sắc say lòng người.

Chúng ta biết, giữa vỏ cây và phần chất gỗ của thực vật có một lớp tế bào sức phân chia thường rất mạnh gọi là tầng hình thành. Nó thông qua hoạt động phân chia, không ngừng hình thành tế bào của bộ phận vỏ dai mới bên ngoài, hình thành những tế bào của phần chất gỗ mới bên trong, như vậy thân thực vật không ngừng lớn, hình thành gỗ thô to. Còn cây dừa không có tầng hình thành, thân cây do rất nhiều các bó mao mạch sợi hóa tạo thành, vì vậy độ lớn của thân cây từ phần gốc cho đến phần ngọn như nhau. Ngoài ra, cây dừa chỉ có một điểm sinh trưởng ở trên đỉnh ngọn thân, điểm sinh trưởng này nếu bị tổn thương hay cắt đứt, sinh trưởng liền ngừng, thậm chí chết, cho nên cây dừa không hề phân nhánh.

Vậy lá dừa tại sao đều tập trung sinh trưởng ở ngọn thân? Lá của cây dừa là từng chiếc lá kép dạng lông vũ to rộng, lá dài 3 – 5 m, thường hàng năm ra 12 – 14 lá mới, tuổi thọ lá cây dừa 12 – 14 tháng, cùng với thân không ngừng cao lên, lá mới mọc ra, lá già rụng đi, năm này qua năm khác, những lá này mọc trên ngọn thân cao. Cây dừa trưởng thành ở trên đỉnh có 25 – 30 lá, trên thân lưu lại từng đường, từng đường trông giống những vân ngang giữa kẽ, thực ra đó là vết lá tròn còn lại sau khi lá già rụng xuống, những vết này như “chiếc thang” giúp con người leo lên đỉnh hái dừa.

Lá cây dừa to như vậy, lại sinh trưởng ở trong môi trường có gió thường cấp 1 – 2, hơn nữa trên bờ biển thường có bão lớn tập kích, chúng không phải dễ dàng bị gió thổi đến nỗi lá cây rụng đổ sao? Đừng lo! Do cây dừa sinh trưởng ven biển lâu dài, không những có tính chịu mặn, mà còn có tính chịu gió rất tốt. Lá to rộng của nó dọc theo cuống lá sợi hóa, nứt sâu thành 120 – 125 mảnh lá dạng lông, mềm, dẻo, sáng bóng, rung rinh theo gió, bình thản vô tư.

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Vì sao các nhà du hành phải thở toàn ôxy trước khi ra ngoài vũ trụ?

Các con tàu vũ trụ chở người (như trạm không gian, máy bay vũ trụ hoặc con tàu vũ trụ) ở đó có áp suất không khí tương đương với mặt đất, vì vậy các...

Con người có thể tự nhân bản mình không?

Con người phục chế mình, sinh ra một người nhân bản giống như mình? Cùng với sự ra đời của cừu Doly, điều này có vẻ sẽ trở thành hiện thực. Nếu xét về...

Vì sao nước suối có thể nhô cao hơn miệng cốc?

Nếu bạn đổ nước suối vào trong cốc, rồi bỏ nhẹ từng viên sỏi nhỏ vào, nước sẽ nhô cao lên khỏi miệng mà không tràn ra ngoài, cứ như là cốc được đậy...

Có phải đường ray tàu hỏa chỉ có một khổ?

Chúng ta biết rằng, tàu hoả chạy trên hai đường ray bằng thép song song nhau. Vì khoảng cách giữa hai bánh xe đối diện nhau ở hai bên toa tàu là cố...

Vì sao bóng bay bơm khí heli chóng xẹp?

Hai quả bóng bay giống hệt nhau, một bơm bằng không khí thường, một bơm bằng khí heli. Được một lúc, bóng bơm khí heli đã teo lại, dúm dó dẩn, trong...

Vì sao mùa xuân, con người dễ mệt mỏi?

Người Trung Quốc có câu "Mùa xuân ngủ không buồn dậy". Mùa xuân vạn vật tươi tỉnh trở lại, đầy sức sống, vậy vì sao con người cảm thấy mệt mỏi, buồn...

Trong trường hợp không có đèn tín hiệu hoặc biển báo giao thông thì xe cộ đi lại như thế nào?

"Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh hãy đi", "người đi bộ đi trên vỉa hè", đó là những câu nói quen thuộc về luật lệ giao thông cũng là chuẩn tắc mà mỗi công...

Tại sao Tháp nghiêng Pisa không đổ?

Mọi người đều biết đến tháp nghiêng Pisa nổi tiếng thế giới ở Ý. Tháp Pisa không phải do con người cố tình làm nghiêng, mà là do nền móng sau khi tháp được xây dựng bị lún sụt.